(vasep.com.vn) Tháng 10/2023, ổng lượng xuất khẩu thủy sản của Peru đạt 60.900 tấn, trị giá 152,2 triệu USD, giảm 43,2% về khối lượng và 45,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do sụt giảm mạnh xuất khẩu bột cá, “một thành phần quan trọng của ngành thủy sản Peru và đặt ra thách thức đáng kể cho ngành này.
Tháng 10/2022, xuất khẩu bột cá của Peru đạt 52.800 tấn trị giá 90,6 triệu USD, nhưng tháng 10/2023, con số này giảm mạnh xuống còn 15.600 tấn trị giá 30 triệu USD.
Trung Quốc giữ vị thế là nhà nhập khẩu bột cá chính của quốc gia Mỹ Latinh, chiếm 74,6% tổng giá trị xuất khẩu. Tiếp theo là Hồng Kông (9,4%) và Nhật Bản (5,3%).
Xuất khẩu dầu cá của Peru đạt 800 tấn trị giá 7,6 triệu USD - cũng giảm 91,5% và 79,6% so với cùng kỳ. Mỹ đứng đầu, chiếm 24,8% tổng lượng xuất khẩu, tiếp theo là Canada (22,7%), Na Uy (19,5%), Đan Mạch (18,1%) và Chile (5,5%).
Mặt khác, xuất khẩu thủy sản làm thực phẩm của Peru lên tới 39.600 tấn trị giá 101,4 triệu USD, tăng 26% về lượng nhưng giảm 4,7% về giá trị. Sản phẩm đông lạnh chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm chế biến (muối, tẩm gia vị) chiếm 11,5% và sản phẩm đóng hộp chiếm 6,6%.
Tổng cộng, xuất khẩu các sản phẩm đông lạnh tăng 38,1% về khối lượng nhưng giảm 1,9% về giá trị so với cùng kỳ xuống còn 33.900 tấn, trị giá 83,1 triệu USD. Nguyên nhân chính là giá trị mực và tôm giảm xuống còn 32,7 triệu USD và 21,2 triệu USD vào tháng 10/2023. Các thị trường chính gồm Hàn Quốc (12,5 triệu USD), chiếm 15,1% ), tiếp theo là Mỹ (14,1%), Tây Ban Nha (12,6%), Bờ Biển Ngà (11,5%) và Nhật Bản (5,1%).
Ngoài ra, xuất khẩu các sản phẩm đóng hộp giảm từ 4.500 tấn trị giá 13,9 triệu USD xuống 4.000 tấn trị giá 11,6 triệu USD, cũng như việc bán các sản phẩm đóng hộp từ 2.300 tấn trị giá 7,7 triệu USD xuống 1.700 tấn trị giá 6,7 triệu USD. Thị trường chính của các sản phẩm này là Mỹ (với thị phần 41,2%), Anh (18,3%), Đức (13,6%), Đài Loan (9,1%), Ý (5,1%) và Panama (4,5%) .