Châu Phi kêu gọi các quốc gia Tây Phi tăng cường giám sát đánh bắt trái phép

(vasep.com.vn) Tổ chức Hòa bình Xanh Châu Phi đang kêu gọi các chính phủ Tây Phi tăng cường giám sát các đại dương trong khu vực và bảo vệ nghề cá trước mọi hình thức đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Sau khi hoạt động đáng ngờ của một tàu đánh cá bằng lưới vét ở vùng biển Senegal bị lộ, con tàu được đăng ký tại Nga và thuộc sở hữu của một công ty Namibia thay mặt cho công ty Samherji của Iceland, tiếp tục hoạt động ở vùng biển Guinea-Bissau và Mauritanie. Tổ chức Hòa bình Xanh Châu Phi nhận thấy rằng sự hiện diện của con tàu ở bất cứ đâu trong vùng biển của khu vực là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trong khu vực do có cùng nguồn cá. 

Đánh cá bất hợp pháp làm suy yếu nền kinh tế khu vực và gây thiệt hại cho các tiểu bang hàng tỷ đô la doanh thu. Tổ chức Hòa bình Xanh Châu Phi nhấn mạnh rằng các chính phủ phải hợp tác để đưa ra biện pháp ngăn chặn, tránh cạn kiệt nguồn cá, suy thoái môi trường sống biển và phá hủy toàn bộ hệ sinh thái quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực và chủ quyền lương thực do đánh bắt IUU. Để hướng tới mục tiêu này cần tăng sự minh bạch trong ngành thủy sản, giảm tình trạng đánh bắt quá mức và tăng cường giám sát các vùng biển. 

Chú thích ảnh

Hầu hết nguồn cá trong khu vực châu Phi đã bị khai thác quá mức

Hầu hết nguồn cá trong khu vực đã bị khai thác quá mức. Sự hiện diện của các tàu nước ngoài làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn, đe dọa sinh kế của người dân cũng như khả năng tiếp cận thực phẩm của họ. Ngư dân ngày càng dễ mắc nợ và ảnh hưởng về mặt xã hội vì những đối thủ cạnh tranh công nghiệp này”. Tiến sĩ Aliou Ba, Nhà vận động Đại dương của Tổ chức Hòa bình xanh Châu Phi cho biết, các quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích hơn nếu họ đầu tư vào việc quản lý bền vững các vùng biển thay vì “bán” cho các tàu công nghiệp nước ngoài.

Theo Tiến sĩ Aliou Ba, ngành thủy sản có tầm quan trọng chiến lược đối với Tây Phi. Chúng ta nên làm mọi thứ có thể để giám sát hiệu quả đường bờ biển Tây Phi. Bằng cách đó, nghề cá có thể tiếp tục bảo vệ an ninh lương thực và ổn định kinh tế xã hội. Việc quản lý bền vững và minh bạch phải là trọng tâm của các chính sách công của các quốc gia Tây Phi. 

Thùy Linh (Theo MarineInsight) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục