Phúc đáp công văn số 1678/TCTS-KHCN&HTQT ngày 06/10/2022 và 1790/ TCTS-KHCN&HTQT ngày 19/10/2022 của Tổng cục Thủy sản về việc lấy ý kiến về cơ chế hồ sơ khai thác thủy sản của Nhật Bản (JCDS) (dự thảo 2.0), sau khi tham vấn lấy ý kiến DN hội viên có xuất khẩu hải sản khai thác sang Nhật Bản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) xin có ý kiến góp ý và đề nghị Tổng cục Thủy sản làm rõ với phía Nhật Bản một số nội dung còn chưa được cụ thể:
- Về thời gian áp dụng ngày 01/12/2022.
- Về các lô nguyên liệu nhập khẩu trước ngày 01/12/2022.
- Thủ tục cấp “Xác nhận chế biến - Processing statement.
- Xác nhận chế biến - Processing statement:
- CQTQ nào của Việt Nam phụ trách cấp các giấy tờ liên quan đến quy định mới của Nhật Bản áp dụng cho 4 loài hải sản chỉ định
- Theo quy định mới của Nhật bản, với trường hợp nhập nguyên liệu hải sản từ Nhật Bản nhưng sau đó lô hàng không đạt qui cách phải trả về Nhật Bản thì “lô hàng trả lại” có phải thực hiện các quy định mới của Nhật không?
- Tại cột “Processed fishery products (kgs)” trong form mẫu processing Statement và C/C: Mục này, DN phải ghi theo Net weight hay drain weight.
Trên cơ sở các nội dung trong bản dự thảo 2.0 của Nhật Bản còn một số nội dung chưa rõ và tầm quan trọng của việc duy trì XK hải sản sang thị trường quan trọng này, Hiệp hội VASEP trân trọng đề nghị Tổng cục Thủy sản:
1. Tổng cục Thủy sản là đầu mối trao đổi với phía Nhật Bản đề nghị Bạn hướng dẫn, giải đáp và làm rõ các nội dung trên.
2. Khái niệm sản phẩm đông lạnh (frozen) cũng như các trạng thái hun khói (smoke), làm khô (dry) trong bản Version 2.0 của Nhật Bản là sản phẩm chế biến (processed products) là phù hợp với cả thực tiễn và một số quy định hiện hành hiện nay.
3. Sau khi có hướng dẫn, giải đáp từ phía Nhật Bản, Tổng cục Thủy sản là đầu mối tham mưu Lãnh đạo Bộ NNPTNT ban hành quy định, hướng dẫn cuối cùng cho cộng đồng DN và các cơ quan chức năng liên quan cùng thống nhất thực hiện.