Công văn 17/CV-VASEP: hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ

17/CV-VASEP
08/01/2024
VASEP
Ngày 08/01/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 17/CV-VASEP tới Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương v.v hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ

Phúc đáp công văn số 1116/XNK-TLH ngày 28/12/2023 của Cục Xuất Nhập khẩu về việc hạn chế tác động của tình hình phát sinh tại khu vực Biển Đỏ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổng hợp nhanh ý kiến của DN về tình hình cước vận chuyển tàu biển trên một số tuyến chính như sau.

Theo thông tin từ một số DN, từ tháng 01/2024, một loạt hãng tàu thông báo tăng giá cước vận chuyển đi Mỹ, EU và các nước. Nguyên nhân là do căng thẳng tại Biển Đỏ ảnh hưởng đến an toàn và đường vận tải của nhiều hãng tàu, nên họ buộc phải thay đổi hành trình, dẫn đến thời gian vận chuyển dài hơn, chi phí tăng lên.

Hàng loạt hãng vận tải lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk…đã gửi thông báo sẽ thu thêm phụ phí do phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và khu vực Biển Đỏ.

Từ tháng 01/2024, cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ/Canada và EU đều tăng rất nhiều so với tháng 12/2023, tùy hãng và tùy tuyến. 

Một số nguyên nhân chính được nhận định như sau:

- Khoảng 80% lượng hàng đi bờ đông nước Mỹ/Canada và EU đều qua kênh đào SUEZ. Do căng thẳng ISRAEL/HAMAS-Houthi, bao gồm cả bất ổn việc tấn công các tàu đi vào biển Đỏ để qua kênh đào này. Tháng 12/2023, các tàu của MAERSK, MSC và CMA đều bị trúng rocket. Điều này buộc các tuyến phải vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành trình mất thêm 7-10 ngày. Điều này dẫn đến vòng quay của con tàu lâu hơn, phát sinh chi phí vận tải nhiều hơn.

- Do lưu lượng hàng hóa trong 2023 ít nên nhiều tuyến cắt bớt tàu mẹ. Khi hành trình kéo dài dẫn đến vòng quay 01 con tàu mất khoảng 2 tuần. Một số tuyến phải cắt bỏ 1 số chuyến hàng tuần dẫn đến thiếu chỗ hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thêm chi phí.

Hiệp hội VASEP xin tổng hợp và trân trọng đề nghị Cục Xuất Nhập khẩu tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương hoặc có các giải pháp, tác động để hỗ trợ cộng đồng DN XNK nói chung giảm áp lực lớn về chi phí vận tải tăng cao như hiện nay.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
2538/CNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2538/CNN-CCPT: cập nhật Danh sách thị trường yêu cầu thẩm định, cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu đối với thị trường Moldova
708/CCPT-ATTP 15/04/2024 Công văn Công văn số 708/CCPT-ATTP: mẫu chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Vương quốc Anh.
48/CV-VASEP 16/04/2024 Công văn Công văn 48/CV-VASEP: Báo cáo, đề xuất việc tham vấn & kiến nghị với CQTQ Nhật Bản về bất cập trong ngưỡng chấp nhận chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline áp dụng trong kiểm soát thủy sản NK vào Nhật Bản
43/CV-VASEP 08/04/2024 Công văn Công văn 43/CV-VASEP: kiến nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc liên quan đến H/C của nguyên liệu thủy sản NK từ New Zealand để chế biến xuất khẩu đi EU
47/CV-VASEP 15/04/2024 Công văn Công văn 47/CV-VASEP: Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
44/CV-VASEP 08/04/2024 Công văn Công văn 44/CV-VASEP: báo cáo tình hình SX XK thủy sản và các vướng mắc, khó khăn, kiến nghị giải pháp tháo gỡ của DN thủy sản
2555/BNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2555/BNN-CCPT: Thực hiện công tác ATTP và chống khai thác IUU đối với tàu cá
37/CV-VASEP 25/03/2024 Công văn Công văn 37/CV-VASEP: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật