Theo đó, Đề án được xây dựng với mục tiêu kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống nhằm ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.
Cụ thể, đến năm 2030, nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học; 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản; 80% doanh nghiệp thủy sản; từ 30 – 50% ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản được tập huấn/phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường ngành thủy sản.
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần rà soát, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản; kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển bền vững; xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản…
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/7/2022.