Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủy sản là 7 ngày, gia hạn là 5 ngày, thay vì 15 ngày như quy định cũ. Nghị định mới bổ sung các quy định về thủ tục và trình tự cấp lại giấy phép.
Giấy phép nếu bị mất, rách nát, hư hỏng sẽ được cấp lại trong thời hạn 5 ngày, với điều kiện có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi, gia hạn, cấp lại giấy phép.
Quy định mới đặt yêu cầu cao hơn về kỹ thuật viên tại các cơ sở. Theo đó, không chỉ cơ sở sản xuất cần có ít nhất 1 kỹ thuật viên có bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành khai thác hoặc cơ khí thủy sản, mà cơ sở kinh doanh cũng phải có ít nhất 1 nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về chuyên ngành này…
Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản dùng cho chế biến thực phẩm phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sơ chế thủy sản, kinh doanh nguyên liệu thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ rõ ràng.
3. Nhà xưởng, kho chứa, phương tiện thu mua, bảo quản, vận chuyển thủy sản chuyên dùng phải bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ được sử dụng các loại phụ gia thực phẩm, hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và phải sử dụng đúng liều lượng, giới hạn theo quy định của pháp luật.
5. Cơ sở phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.
6. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nội dung chi tiết vui lòng xem file đính kèm:
Quyết định số 14/2009/NĐ-CP