Trong đó có định hướng phát triển chế biến thủy sản đến năm 2015 - 2020 như sau:
- Lượng hàng hóa XK đạt 1,55 triệu tấn vào năm 2015, đạt 1,9 triệu tấn vào năm 2020; tăng công suất chế biến từ 6,5 nghìn tấn/ngày lên 10 nghìn tấn/ngày; hệ thống kho lạnh thủy sản tăng 630 nghìn tấn để đạt tổng công suất khoảng 1,1 triệu tấn.
- Đối với chế biến đông lạnh: Thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, nhất là những thiết bị lạnh sử dụng môi chất lạnh phá hoại tầng ôzôn phải được loại bỏ hết từ nay đến năm 2030; đầu tư chiều sâu là chủ yếu nhằm sản xuất ra nhiều mặt hàng giá trị gia tăng và nâng công suất sử dụng lên 70% so với 40 - 50% như hiện nay. Riêng ĐBSCL, đến năm 2015 cần xây mới các nhà máy chế biến cá tra với loại công suất trung bình 7,5 nghìn tấn sản phẩm/năm để đáp ứng lượng cá tra nuôi tăng lên 1,5 triệu tấn vào năm 2015 và nâng công suất các nhà máy hiện có lúc đó để chế biến hết 2 triệu tấn cá tra vào năm 2020.
- Đối với chế biến bột cá: Không khuyến khích phát triển năng lực chế biến, tập trung nâng công suất sử dụng lên trên 70% ở miền Bắc và miền Trung.
- Đối với chế biến hàng khô: Giảm sản lượng hàng khô chất lượng thấp, tăng sản lượng hàng có giá trị gia tăng cao, tăng chất lượng hàng khô XK và giữ mức sản lượng ổn định 30 nghìn - 40 nghìn tấn/năm.
- Đối với chế biến đồ hộp: Nâng mức sử dụng công suất lên 80 - 90% bằng việc nhập nguyên liệu cá ngừ, cá trích, bạch tuộc …. Đa dạng mặt hàng đồ hộp, tăng khối lượng cung cấp cho thị trường nội địa và XK.
- Xây dựng thêm hệ thống kho lạnh lớn để dự trữ sản phẩm khắc phục tính mùa vụ, điều tiết thị trường và phục vụ cho xuất hàng...