Nghị quyết 01/NQ-CP: những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016

01/NQ-CP
03/01/2016
Chính phủ
Ngày 07/01/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Để thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện, trong đó có giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…

Một trong những nội dung của mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 đã được thông qua là: “Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh….

Để thực hiện đạt hiệu quả mục tiêu nêu trên, Nghị quyết đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện, trong đó có giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan Trung ương liên quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; tập trung triển khai các đề án, kế hoạch, chương trình hành động tái cơ cấu đã được phê duyệt; rà soát, bổ sung chính sách đủ mạnh để thúc đẩy tạo sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững, cải thiện thu nhập của người nông dân. Cụ thể:

+ Từng bước xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực và ngành chăn nuôi. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đã được phê duyệt.

+ Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền, sản phẩm. Phát triển sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với DN theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất quy mô lớn, giá trị gia tăng cao. Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút DN thuộc mọi thành phần kinh tế đu tư vào nông nghiệp, nông thôn...

Nội dung chi tiết xin xem file đính kèm.