Nghị định 191/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết về tài chính công đoàn

191/2013/NĐ-CP
21/11/2013
10/01/2014
Chính phủ
Ngày 21/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về tài chính công đoàn.

 Theo đó, nguyên tắc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn như sau: Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp; Tổ chức công đoàn các cấp thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê; T chức công đoàn được giao quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để phản ánh các khoản thu, chi kinh phí công đoàn theo quy định của Luật công đoàn; Kết thúc năm ngân sách, nguồn thu kinh phí công đoàn chưa sử dụng hết, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng theo quy định; đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật về khóa s ngân sách cuối năm.

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, t chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm: Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập; Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đu tư; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam; Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Mức đóng phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, DN, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

Về phương thức đóng kinh phí công đoàn: Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.

Tổ chức, DN đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

Tổ chức, DN nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2014. Riêng quy định về mức đóng phí công đoàn (Điều 5 Nghị định này) được thực hiện từ ngày Luật công đoàn có hiệu lực thi hành.

Các cơ quan, tổ chức, DN có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn đầy đủ, đúng thời hạn cho tổ chức công đoàn theo đúng quy định tại Nghị định này và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về phân cấp thu, phân phối nguồn thu kinh phí công đoàn; Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn khi có yêu cầu của tổ chức công đoàn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
131/2024/NĐ-CP 15/10/2024 15/10/2024 Nghị định Nghị định 131/2024/NĐ-CP: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VIFTA
103/2024/NĐ-CP 30/07/2024 01/08/2024 Nghị định Nghị định 103/2024/NĐ-CP: quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
103/2024/NĐ-CP 30/07/2024 01/08/2024 Nghị định Nghị định 103/2024/NĐ-CP: quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
102/2024/NĐ-CP 30/07/2024 01/08/2024 Nghị định Nghị định 102/2024/NĐ-CP: hướng dẫn chi tiết về quy định phân loại đất theo Luật Đất đai 2024
87/2024/NĐ-CP 12/07/2024 12/07/2024 Nghị định Nghị định 87/2024/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá
85/2024/NĐ-CP 10/09/2024 10/07/2024 Nghị định Nghị định 85/2024/NĐ-CP: quy định chi tiết một số điều của Luật Giá
81/2024/NĐ-CP 04/07/2024 04/07/2024 Nghị định Nghị định 81/2024/NĐ-CP: sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 119/2022/NĐ-CP về việc ban hành biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định AKFTA giai đoạn 2022 – 2027
74/2024/NĐ-CP 30/06/2024 01/07/2024 Nghị định Nghị định 74/2024/NĐ-CP: quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động