Công văn số 2798/TĐC-TBT về việc cảnh báo về quy định ghi nhãn xuất xứ thực phẩm mới của Australia.

2798/TĐC-TBT
01/12/2016
Các cơ quan khác
(vasep.com.vn) Ngày 01/12/2016, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có công văn số 2798/TĐC-TBT về việc cảnh báo về quy định ghi nhãn xuất xứ thực phẩm mới của Australia.

Theo đó, ngày 7/12/2015, theo quy định của Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Australia đã thông báo cho các nước thành viên của WTO về việc nước này dự kiến sửa đổi các quy định về ghi nhãn xuất xứ đối với thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về việc cần cung cấp thông tin rõ ràng và chính xác hơn trên nhãn sản phẩm (G/TBT/N/AUS/100).

Ngày 24/6/2016, Australia tiếp tục thông báo bổ sung cho các nước thành viên của WTO về việc chính phủ Australia đã ban hành quy định về ghi nhãn xuất xứ thực phẩm bán lẻ trên thị trường nước này, được gọi là tiêu chuẩn cung cấp thông tin ghi nhãn xuất xứ thực phẩm 2016 (G/TBT/N/AUS/100/Add.1). Tiêu chuẩn cung cấp thông tin mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Các doanh nghiệp có 2 năm chuyển tiếp để thực hiện theo quy định mới. Thời gian chuyển tiếp sẽ kết thúc vào ngày 30/06/2018. Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định mới về ghi nhãn xuất xứ cho thực phẩm bán lẻ tại Australia và được xây dựng căn cứ trên Luật Người tiêu dùng của Australia. Trước thời điểm hiệu lực tất cả hàng hóa đang lưu thông trên thị trường thực thi theo quy định cũ. Trong thời gian chuyển tiếp, việc ghi nhãn thực phẩm bán lẻ phải tuân thủ theo Tiêu chuẩn Cung cấp Thông tin mới hoặc theo quy định ghi nhãn hiện hành (Quy định Tiêu chuẩn Thực phẩm Australia New Zealand).

Theo quy định mới, thực phẩm NK vào Australia sẽ tiếp tục phải có thông tin xuất xứ trên nhãn, ví dụ sản phẩm của Thái Lan (Product of Thailand) hay sản xuất tại Canada (Made in Canada), tuy nhiên bổ sung thêm một số quy định như các loại thực phẩm không ưu tiên, tức là các loại thực phẩm người tiêu dùng quan tâm nhiều nhất tới xuất xứ được sản xuất trong nước và NK, bắt buộc phải có thông tin về xuất xứ của các thành phẩm thực phẩm (food contents/ingredients) theo dạng biểu đồ kèm logo và phải đưa thông tin vào một ô xác định trên sản phẩm; các thực phẩm ưu tiên bao gồm: bột ngọt, mứt kẹo, bánh quy và đồ ăn vặt, nước đóng chai, nước ngọt và nước tăng lực, trà và cà phê, đồ uống có cồn có thể tự nguyện cung cấp thông tin bổ sung.

Trước thông tin này từ Australia, EU đã góp ý đối với một số nội dung của quy định ghi nhãn xuất xứ mới mà Australia đưa ra. Tuy nhiên, EU chưa nêu vấn đề này thành quan ngại thương mại tại diễn đàn của Ủy ban TBT/WTO.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
2538/CNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2538/CNN-CCPT: cập nhật Danh sách thị trường yêu cầu thẩm định, cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu đối với thị trường Moldova
708/CCPT-ATTP 15/04/2024 Công văn Công văn số 708/CCPT-ATTP: mẫu chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào Vương quốc Anh.
48/CV-VASEP 16/04/2024 Công văn Công văn 48/CV-VASEP: Báo cáo, đề xuất việc tham vấn & kiến nghị với CQTQ Nhật Bản về bất cập trong ngưỡng chấp nhận chỉ tiêu kháng sinh Doxycycline áp dụng trong kiểm soát thủy sản NK vào Nhật Bản
43/CV-VASEP 08/04/2024 Công văn Công văn 43/CV-VASEP: kiến nghị xem xét tháo gỡ vướng mắc liên quan đến H/C của nguyên liệu thủy sản NK từ New Zealand để chế biến xuất khẩu đi EU
47/CV-VASEP 15/04/2024 Công văn Công văn 47/CV-VASEP: Đề nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc
44/CV-VASEP 08/04/2024 Công văn Công văn 44/CV-VASEP: báo cáo tình hình SX XK thủy sản và các vướng mắc, khó khăn, kiến nghị giải pháp tháo gỡ của DN thủy sản
2555/BNN-CCPT 09/04/2024 Công văn Công văn 2555/BNN-CCPT: Thực hiện công tác ATTP và chống khai thác IUU đối với tàu cá
37/CV-VASEP 25/03/2024 Công văn Công văn 37/CV-VASEP: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật