Theo đó, để đáp ứng quy định mới của Ủy ban Châu Âu theo khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU vào tháng 6/2023, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU trong khi chờ cập nhật quy định bổ sung đối tượng đưa vào Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT;
Xét báo cáo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1. Giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tổ chức thực hiện:
- Thẩm định, đánh giá sự tuân thủ quy định, quy chuẩn của Việt Nam và EU về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thuỷ sản xuất khẩu đi thị trường EU, cấp mã số cơ sở theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT; sử dụng biểu mẫu và hướng dẫn thẩm định đối với cơ sở sơ chế, kho bảo quản độc lập ban hành kèm theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.
- Tổ chức đăng ký với Cơ quan thẩm quyền EU đưa tên các cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm cho cơ sở chế biến xuất khẩu, kho độc lập bảo quản thành phẩm thủy sản vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU trong trường hợp kết quả thẩm định, đánh giá đạt yêu cầu.
2. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu EU chủ động thông báo cho chủ cơ sở sơ chế cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm và cơ sở bảo quản thành phẩm thủy sản đăng ký với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và các đơn vị trực thuộc Cục trên địa bàn phụ trách để được thẩm định, đánh giá bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu vào EU.
3. Giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế đề xuất phương thức cập nhật quy định bổ sung đối tượng đưa vào chương trình xuất khẩu thủy sản theo Thông tư số 48/2018/TT-BNNPTNT một cách thuận lợi, kịp thời phù hợp với thực tế hoạt động xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.