Theo đó, NAFIQAD đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc, khẩn trương thực hiện một số nội dung như sau:
1. Về quy định/quy trình/thủ tục nội bộ thực hiện kiểm soát nguyên liệu đáp ứng IUU: Thực hiện rà soát, cập nhật đầy đủ các quy định mới của Việt Nam (Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT; Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT…) và quy định của EU (Regulation (EU) 2022/1479…) để sửa đổi quy định nội bộ đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và thực tế hoạt động sản xuất chế biến của doanh nghiệp.
2. Về phân công thực hiện quy định nội bộ IUU:
- Các cán bộ chuyên trách tại các bộ phận có liên quan đến thực hiện kiểm soát IUU phải có kiến thức hiểu biết và nắm vững quy định của pháp luật, của doanh nghiệp, có kỹ năng thực hành thực tế với nhiệm vụ được giao.
- Do yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản và sản phẩm thủy sản đáp ứng IUU đòi hỏi xuyên suốt toàn chuỗi, do vậy các doanh nghiệp xem xét giao bộ phận đảm bảo chất lượng, ATTP (chuyên trách IUU) có đủ thẩm quyền, trách nhiệm để liên kết thông tin, dữ liệu với các bộ phận khác của doanh nghiệp (thu mua, kho bảo quản thành phẩm, nguyên liệu, bộ phận xuất, nhập khẩu…), tránh tình trạng đứt gẫy liên kết toàn chuỗi dữ liệu, gây khó khăn cho việc thực hiện yêu cầu truy xuất trên hồ sơ thực hiện và đối chiếu với thực tế sản xuất.
3. Về kết quả thực hiện kiểm soát IUU: Thực hiện rà soát, sắp xếp hồ sơ đầy đủ các với các lô hàng xuất khẩu thủy sản khai thác vào EU từ 2020 đến nay, đảm bảo lưu trữ có hệ thống, dễ truy cập, đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu và nguồn gốc nguyên liệu khai thác trong nước theo
chuỗi và khớp nối với hồ sơ theo dõi nguyên liệu khai thác từ các cơ quan quản lý.
4. Về chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra EC: Nghiêm túc, khẩn trương thực hiện các yêu cầu tại tại Mục 1, 2, 3 nêu trên của Cục, bao gồm các tồn tại, sai lỗi đã được các Đoàn thẩm tra, rà soát của Cục phát hiện. Công tác chuẩn bị hoàn thành trước ngày 15/10/2022.