Nhà NK cá minh thái ở EU và nhà cung cấp ở Mỹ bất đồng về giá phi lê PBO

(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp phi lê cá minh thái rút xương (PBO) của Hoa Kỳ muốn tăng giá lên trên 3.600 USD/tấn trong mùa B, trong khi người mua châu Âu không đồng ý. Mặc dù sản lượng PBO của Hoa Kỳ tăng, nhưng họ vẫn cố gắng đẩy giá cao hơn so với mức trung bình 3.450 USD/tấn ở mùa A.

Nhà NK cá minh thái ở EU và nhà cung cấp ở Mỹ bất đồng về giá phi lê PBO

 

Về phía bên mua, một người châu Âu hoạt động trong ngành cho rằng mức giá 3.600 USD/tấn là không khả thi trong giai đoạn này.

Giá cả tại Hoa Kỳ cũng đang bị kìm hãm bởi khoảng cách với phi lê đông lạnh kép của Nga và Trung Quốc, chủ yếu dựa trên cá nguyên liệu thô đã bỏ đầu và ruột (H&G) của Nga, đang cho thấy dấu hiệu tăng từ mức đáy.

Các nguồn tin cho biết, giá chào của Nga cho PBO mùa B khoảng 2.700-2.800 USD/tấn, chưa bao gồm thuế 13,7% (khoảng 380 USD/tấn), nâng tổng giá lên gần 3.100 USD/tấn. Các kho hàng PBO Nga từ năm ngoái đã được bán với mức giá thấp hơn nhiều, thậm chí gần 2.000 USD/tấn, chưa bao gồm thuế.

Giá cá minh thái H&G của Nga hiện khoảng 1.050 USD/tấn, giá (CFR) Trung Quốc, tạo nên mức giá FOB cho phi lê đông lạnh kép là 2.100-2.220 USD/tấn.

Giá cước vận chuyển từ Trung Quốc đến Châu Âu đã tăng lên khoảng 9.000 USD/container, khiến giá CFR Châu Âu tăng thêm 400 USD/tấn, đến khoảng 3.000 USD/tấn sau khi thêm 13,7% thuế.

Nhìn chung, Hoa Kỳ đang cố gắng nâng giá, trong khi giá phi lê của Trung Quốc và Nga ở mức thấp hơn.

Dữ liệu của EUMOFA đến tuần 28 (8-14/7/2024) cho thấy giá nhập khẩu phi lê trung bình của Hoa Kỳ là 3.800 USD/tấn, trong khi Trung Quốc là 2.500 USD/tấn và Nga là 2.400 USD/tấn.

Sở dĩ có mức giá này là vì Hoa Kỳ bán các sản phẩm lột da kỹ và đông lạnh nhanh có giá trị cao hơn, khiến giá cao hơn so với thực tế. Ngoài ra, giá của Trung Quốc vượt qua Nga do chi phí vận chuyển tăng.

Do khủng hoảng vận chuyển Biển Đỏ và các mức thuế dự kiến của Hoa Kỳ, giá cước container 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu đã tăng lên khoảng 9.000 USD, gấp hơn ba lần.

Lượng nhập khẩu phi lê cá minh thái châu Âu trong tháng 5 cho thấy người mua đang tích trữ nguyên liệu thô từ Nga. Các nhà cung cấp Nga dự báo sản xuất PBO sẽ giảm đáng kể trong nửa cuối năm 2024, với chỉ một vài công ty sản xuất để xuất khẩu, còn hầu hết tập trung vào thị trường nội địa và các sản phẩm khác như surimi cho Công ty Thủy sản Nga và Gidrostroy.

Xuất khẩu phi lê cá minh thái của Hoa Kỳ trong Q2/2024 tăng 14% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình giảm từ 4.092 USD/tấn và 3.571 USD/tấn xuống 3.390 USD/tấn và 3.054 USD/tấn. Giá trung bình tại thị trường chính là châu Âu cũng giảm từ 4.236 USD/tấn và 3.823 USD/tấn xuống 3.483 USD/tấn và 3.359 USD/tấn

Giá thị trường Hoa Kỳ tăng do lệnh cấm hoàn toàn cá Nga  

Trên thị trường Hoa Kỳ, các nhà sản xuất Alaska đẩy giá PBO lên 3.800-3.900 USD/tấn cho mùa B. Trong mùa A, giá thị trường Hoa Kỳ khoảng 3.600 USD/tấn, cao hơn khoảng 200 USD so với châu Âu. Giá PBO tăng do lệnh cấm hoàn toàn cá của Nga, ngay cả khi được chế biến ở các nước khác.

Trước khi lệnh cấm của Hoa Kỳ có hiệu lực từ 22/12/2023, Hoa Kỳ nhập khẩu 8.607 tấn phi lê cá minh thái, phần lớn từ Trung Quốc, giảm 29% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá trung bình Q2 tăng 19% lên 3.613 USD/tấn, có thể do cước vận chuyển tăng và tỷ trọng nguyên liệu thô H&G của Hoa Kỳ được sử dụng cao hơn.

Nga "thống trị" ở châu Á với surimi
Trong khi sản xuất PBO của Hoa Kỳ tăng và Nga giảm, thì hoàn toàn ngược lại với surimi.

Sản lượng surimi của Hoa Kỳ giảm 16% xuống 121.397 tấn trong năm 2024 (tính đến 3/8), và giảm 21% trong mùa B khi tốc độ chuyển đổi tăng lên.

Ngược lại, Nga dự báo sản lượng surimi sẽ tăng 72% lên 81.000 tấn vào năm 2024 và đạt 166.000 tấn vào năm 2028.

Các nhà sản xuất Hoa Kỳ chuyển từ sản xuất surimi sang sản xuất PBO, để tập trung vào thị trường châu Âu.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ xuất khẩu 74.863 tấn surimi trị giá 174,78 triệu USD, giảm 1% về khối lượng nhưng tăng 23% về giá trị.

Giá xuất khẩu surimi của Hoa Kỳ đã giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng hồi phục ở một số thị trường châu Âu như Pháp và Lithuania.

Chia sẻ:


Email: tannd@vasep.com.vn
Điện thoại

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục