Doanh nghiệp thủy sản tiếp tục nỗi lo tăng lương tối thiểu vùng

(vasep.com.vn) Theo thông tin từ đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2019 sẽ tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng. Theo lập luận của cơ quan này, điều đó giúp người lao động đáp ứng đủ mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, theo VASEP - Hiệp hội đại diện cho DN thủy sản cho rằng Việc tăng Lương tối thiểu Vùng là tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN trong khi không làm tăng, thậm chí còn làm giảm thu nhập của người lao động.

Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng đang được duy trì ở mức 3,980 triệu đồng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; 3,530 triệu đồng đối với doanh nghiệp ở vùng II; 3,090 triệu đồng đối với doanh nghiệp ở vùng III và 2,760 triệu đồng đối với doanh nghiệp ở vùng IV (theo Nghị định 141/2017/NĐ-CP).

Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 đã được điều chỉnh tăng lên 6,5% so với năm 2017. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức nêu trên vẫn còn rất thấp, chưa đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của người lao động. Do đó, mức lương tối thiểu vùng có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng vào năm 2019.

Cũng theo đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong tháng 05/2018 tới đây, Đề án cải cách tiền lương sẽ được trình tại Hội nghị Trung ương 7, khóa XII để thảo luận. Khi Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương được thông qua, các cơ quan liên quan sẽ bàn đến việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2019.

Theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2012, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ sẽ công bố mức lương tối thiểu vùng.

Tuy nhiên, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đang đề xuất thay đổi tiêu chí xác định lương tối thiểu vùng. Theo đó, sẽ căn cứ vào mức sống tối thiểu của người lao động, thay vì căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu vì nhu cầu sống của mỗi người là khác nhau.

Tại phụ lục chi tiết kèm theo Công văn số 22/2018/CV-VASEP kiến nghtháo gvướng mc, bt cp ca DN thy sn vlĩnh vc lao động – BHXH - kinh phí công đoàn gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và Xã hội Đào Ngọc Dung ngày 26/1/2018, VASEP cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng (LTT) là tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN trong khi không làm tăng, thậm chí còn làm giảm thu nhập của người lao động.

Đối với lương và các phúc lợi của người lao động: Các mức đóng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công đoàn càng tăng thì thu nhập của người lao động càng giảm do quỹ lương của DN không thể tăngtrong bối cảnh các chi phí khác (điện, nước, nguyên liệu, bao bì,…) đều tăng trong khi giá bán sản phẩm gần như không tăng, thậm chí có sản phẩm còn giảm. Mặt khác, khi tăng lương tối thiểu vùng có nghĩa là tăng các khoản đóng BH và phí Công đoàn, DN không thể lấy khoản nào bù cho người lao động được trong khi năng suất lao động không tăng.

Điều kiện kinh tế, xã hội của các nước trong khu vực: Nếu so sánh lương tối thiểu vùng/GDP bình quân đầu người thì tỷ lệ này của Việt Nam là khá cao, đứng thứ 9/101 nước được khảo sát trên thế giới, 2/27 nước thuộc khu vực Châu Á.

Tương quan giữa tốc độ tăng Năng suất lao động (NSLĐ) và tăng tiền lương: Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam đang rất khiêm tốn (Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 26/12/2015 thì bình quân giai đoạn 2006 – 2015 chỉ tăng 3,9%), trong khi lương tối thiểu vùng lại tăng ở mức rất cao (giai đoạn 2010 – 2016 là 12,59%).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Chỉ số CPI trong các đợt xét tăng lương tối thiểu vùng trước đây thường được dự kiến cao hơn trong thực tế, cụ thể là năm 2014 dự kiến tăng CPI là 7% thì thực tế chỉ là 4%, năm 2015 dự kiến là 5% thì thực tế chỉ là 0,63%, năm 2016 dự kiến tăng CPI là 5% thì thực tế chỉ là 4,74%, CPI năm 217 dự kiến tăng 4% nhưng thực tế chỉ là 3,53%.

Do đó, VASEP kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH xem xét đề xuất không tăng lương tối thiểu vùngtrong năm 2019. Giăn thời gian tăng lương tối thiểu vùng từ 1 năm/lần lên 2 năm-3 năm/lần vì mỗi lần tăng LTT, bên cạnh việc tăng chi phí, các DN còn phải mất rất nhiều công sức để tính toán, điều chỉnh các mức phí, mức trích nộp cho người lao động, gây tốn kém nhân lực, thời gian, chi phí cho DN.

Không lấy lương tối thiểu Vùnglàm căn cứ xây dựng thang, bảng lương và đóng BH, kinh phí Công đoàn. DN có trách nhiệm trả lương cho người lao đông không thấp hơn LTT do Nhà nước quy định nhưng có quyền lựa chọn kết cấu tiền lương để khuyến khích người lao động nhằm nâng cao NSLĐ và hiệu quả công việc.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên đề
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM