Dự thảo sửa đổi Nghị định số 38/2012/NĐ-CP: Xin đừng ”ngược lối” trên đường hội nhập quốc tế

(vasep.com.vn) Từ Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 đến Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2017 Chính phủ đều nhấn mạnh và chỉ đạo thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đã có nhiều thay đổi tích cực trong chính sách quy định của các cơ quan quản lý nhà nước theo chỉ đạo của Nghị quyết 19 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của cộng đồng DN – lực lượng nòng cốt trong tiến trình phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những quy định, thủ tục mang tính chất ”hành là chính”, như một số quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (Nghị định 38), đang tạo gánh nặng cho DN về thời gian, tiền bạc, tâm trí, làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN cũng như quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Yêu cầu những thủ tục không cần thiết, trái với Luật hiện hành, không phù hợp thông lệ quốc tế, không có tính thực tiễn, không hiệu quả trong thực thi...một số quy định trong Nghị định 38 đang cản trở sự phát triển của DN như: Thủ tục xác nhận công bố phù hợp ATTP, thủ tục thẩm xét-cấp giấy thay vì «thông báo tiếp nhận» trong công bố hợp quy, hay chưa giải quyết được việc 1 số sản phẩm do 2 Bộ khác nhau kiểm tra-kiểm soát..v.v..

http://vasep.com.vn/san-pham-xuat-khau/tin-tong-hop/thu-tuc-xac-nhan-cong-bo-phu-hop-quy-dinh-attp-trai-luat-khong-hieu-qua-vi-sao-van-de-nghi-tiep-tuc-ap-dung-4223.html"MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;text-align:justify;line-height:15.0pt; mso-line-height-rule:exactly">Dự thảo sửa đổi không ”gỡ” mà còn làm ”rối” hơn

Trong 2 năm qua, dù VASEP và nhiều bên liên quan đã có các văn bản báo cáo, góp ý, kiến nghị sửa đổi các vướng mắc, bất cập của Nghị định 38. Tuy nhiên, tại Dự thảo sửa đổi (phiên bản số 7, thẩm định ngày 9/6/2017 tại Bộ Tư pháp) của Nghị định 38 đã không giải quyết được các vấn đề cần tháo gỡ và đã được nêu trong các NQ 19/NQ-CP (mới thực hiện NQ 103/2016/NQ-CP) cũng như những vướng mắc ở thực tiễn đang ngăn cản quá trình cải cách và khả năng cạnh tranh của DN. Và như vậy, những vướng mắc của DN sẽ càng ”rối” hơn vì Dự thảo vẫn cố giữ các quy định bất hợp lý như:

-     - Quy định ”xác nhận phù hợp ATTP” trái luật ATTP. Chính vì có quy định này mà Bộ Y tế nói riêng, các Bộ có chức năng về quản lý ATTP nói chung không chịu xây dựng các QCVN cần thiết, cứ để cho phần lớn các sản phẩm thực phẩm được quản lý bằng quy định này. Vì không có chuẩn (QCVN) nên thủ tục không minh bạch, hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự giải thích của cơ quan quản lý ATTP, gây vô vàn khó khăn cho DN.

-     - Hình thức ”tiếp nhận bản công bố hợp quy” của DN đã và đang biến thành một quá trình Tiếp nhận – Thẩm xét hồ sơ và  cấp Giấy như hiện tại - một hình thức của ”giấy phép con”.

-      - Trong thủ tục công bố sản phẩm, một công việc mất nhiều chi phí và thời gian là kiểm nghiệm. Theo dự thảo NĐ thì, dù là tự công bố, DN vẫn phải tiến hành kiểm nghiệm và phải kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được BYT/Bộ QLCN chỉ định. Tức là, về cơ bản, chẳng khác gì việc công bố trên cơ sở chứng nhận hợp quy.

-      - Tác động trực tiếp đến sự bê trễ chậm xây dựng và hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật

-      - Chưa giải quyết được vấn đề một số sản phẩm vẫn có sự đăng ký/kiểm tra của 2 Bộ quản lý chuyên ngành;

-     - Tiếp cận chung là vẫn kiểm tra từng lô hàng NK: Theo đó, từng lô hàng NK lại phải kiểm tra, trong đó, đối với sản phẩm động vật hoặc có chứa sản phẩm động vật còn chịu 2 loại kiểm tra là kiểm dịch thú y (Bộ NNPTNT quản lý) và kiểm tra ATTP. Quy định này quá phức tạp, gây tốn kém không cần thiết cho DN.

“Ngược đường” hội nhập

Một số quy định tại Nghị định 38 cho thấy tính lạc hậu, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Hiện nay, các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã và  đang XK sang hơn 160 thị trường trên thế giới, nhưng chưa có quốc gia nào yêu cầu làm thủ tục công bố hợp quy hay công bố phù hợp ATTP như quy định tại NĐ 38/2012. Họ chỉ thực hiện công tác quản lý nhà nước dựa trên 2 hoạt động chính: kiểm tra điều kiện sản xuất và kiểm soát rủi ro  theo từng loại sản phẩm, vùng, miền, thời gian cụ thể theo quy định của pháp luật. Xu hướng trong quản lý ATTP của thế giới hiện nay là tập trung hướng đến kiểm soát quá trình là chính. Việc kiểm tra thành phẩm cuối cùng là hoạt động tự giám sát chất lượng của DN, cơ quan quản lý nhà nước chỉ tiến hành thẩm tra, kiểm soát rủi ro, không phải ”cào bằng” để kiểm tra tất cả các loại thực phẩm trên tất cả các chỉ tiêu, không tính đến kiểm soát rủi ro như việc cấp giấy xác nhận phù hợp quy định ATTP ở Việt Nam hiện nay.

Việc thực hiện công bố hợp quy là không cần thiết đối với với các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn đối với tất cả những nước mà hiện tại Việt Nam đã ký kết FTA và/hoặc đã có những sự công nhận các giấy Chứng nhận (Kiểm Dịch Thực Vật (Phytosanitary Certificate) hoặc Chứng thư ATTP (Health Certificate)). Đặc biệt, đối với các hàng hóa từ các nước có mức độ ATTP cao như EU, Mỹ, Úc, New Zealand, Canada và Nhật Bản. Thủ tục này không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nghị định 38 yêu cầu DN phải gửi mẫu đi kiểm nghiệm định kỳ tới cơ quan nhà nước có thẩm  quyền  2 lần/năm, đối với cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (GMP,  HACCP, ISO  22000) là 1 lần/năm, kể cả các mặt hàng NK đã được kiểm tra nhà nước khi NK. Quy định này gây tốn kém cho DN nhưng không thay thế được hậu kiểm và không đảm bảo tính khách quan. Điểm mấu chốt là yêu cầu này trái với Luật Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Kỹ thuật, trái với thông lệ quốc tế. Không có nước nào yêu cầu DN tự gửi mẫu định kỳ, mà chỉ có yêu cầu các DN tự xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, khuyến khích áp dụng các hệ thống quản chất lượng tiên tiến (GMP,  HACCP, ISO 22000).  

Theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP và TT 19/2012/TT-BYT, nhiều chứng từ quy định trong Nghị định còn yêu cầu công chứng bản sao hoặc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các chứng chỉ chứng nhận được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài, hoặc phiếu kiểm nghiệm được công nhận bởi tổ chức trên thế giới mà các tổ chức này đã có quyết định thừa nhận lẫn nhau và Việt Nam là thành viên của tổ chức đó. Điều này quá mức cần thiết gây kém hiệu quả và gây lãng phí cho DN và NN, kéo dài thời gian công bố, đồng thời cũng trái với Hiệp Định Thương Mại Việt Nam đã ký kết (TF/WTO, EVFTA, TPP).

DN mong muốn gì?

Hơn ai hết, cộng đồng DN đang hiểu rõ những cơ hội, thách thức trên con đường hội nhập quốc tế, trong đó áp lực nặng nề nhất là khả năng cạnh tranh với các đối thủ tính theo thời gian từng giờ, từng phút, tính theo chi phí, giá thành và uy tín từng DN cũng như của cả quốc gia…Vì vậy, cộng đồng DN rất mong trong bối cảnh các Hiệp định Thương mại Tự do và kinh doanh quốc tế, Việt Nam nên hòa mình vào thương trường quốc tế, không nên tạo ra sự khác biệt; đặc biệt là với các nước mà Việt Nam đã ký kết FTA, công nhận tương đương và học theo cách làm ở các nước tiến tiến.

Đối với tất cả những nước mà hiện tại Việt Nam đã ký kết FTA và/hoặc đã có những sự chấp thuận về các giấy Chứng nhận Kiểm dịch Thực vật (Phytosanitary Certificate), nước XK có cung cấp Health Certificate rồi, các DN cũng đề nghị Chính Phủ xem xét không cần công bố hợp quy cho các sản phẩm đã qua chế biến. Thay vào đó, nhà NK sẽ có trách nhiệm thông báo đến Cơ quan nhà nước liên quan và nộp các chứng từ NK kèm theo, ghi nhãn phụ hàng hóa để nhận dạng sản phẩm và tự chịu trách nhiệm về nội dung ghi nhãn. Đây là cách mà các nước EU đang quản lý tương tự cho hàng thực phẩm NK từ Việt Nam.

Không những ảnh hưởng đối với các nhà NK vào Việt Nam, các nhà sản xuất trong nước muốn XK cũng sẽ gặp khó khăn nếu Việt Nam không đồng cách làm của các nước khác mà Việt Nam là thành viên WTO hoặc các FTA đã ký. Bản thân các nhà sản xuất Việt Nam đã có rất nhiều tương phản với các nước khác, luôn luôn phải cố gắng để đạt được tiêu chuẩn quốc tế để XK. Trong khi một số quy định như thế này thì lại tạo ra nhiều rào cản, qui định tương phản với các nước khác tiến tiến trên thế giới, nhà sản xuất mất nhiều thời gian, chi phí và gặp khó khăn nhiều hơn khi vừa phải đảm bảo luật trong nước vừa phải cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Điều này đang dẫn đến việc phát hủy cả một giai đoạn phát triển của nền Nông nghiệp và nông dân Việt Nam.

Việt Nam không nên tạo ra sự khác biệt với các nước trong quản lý ATTP trong ngành thực phẩm vì một số quy định như trong Nghị định 38 là không cùng một tiếng nói với thế giới. CODEX là qui định gần như tất cả các qui định mức giới hạn về an toàn thực phẩm và được sự đồng ý áp dụng của nhiều nước trên thế giới. Vì một qui định CODEX ban hành được thẩm duyệt bởi nhiều chuyên gia trên thế giới, lấy ý kiến nhiều quốc gia khác nhau và được cập nhật, Việt Nam nên theo tiêu chuẩn CODEX này thay vì phải tạo ra các QCVN riêng mình vì sẽ làm  tốn nhiều thời gian và rất nhiều ngân sách quốc gia cho việc xây dựng các bộ QCVN này và đôi khi lại là rào cản kỹ thuật hạn chế sự phát triển DN.

Xem góp ý và kiến nghị cho Nội dung dự thảo sửa đổi Nghị định 38 tại đây: http://vasep.com.vn/Thu-Vien-Van-Ban/73_48180/Cong-van-752017CV-VASEP-Vv-Gop-y-kien-nghi-cac-noi-dung-tai-Du-thao-Nghi-dinh-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-Nghi-dinh-so-382012ND-CP-ve-ATTP.htm 

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên đề
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM