* Cục Thú y chủ trì phối hợp với Tổng cục Thủy sản, các Viện nghiên cứu:
Tiếp tục tập trung nghiên cứu để xác định rõ những điều kiện làm cho Vibrio parahaemolyticus phát triển thành dịch gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm và đề xuất các giải pháp để phòng chống lây lan phát triển thành dịch.
* Tổng cục Thủy sản:
- Khẩn trương hoàn chỉnh Nghị định về quản lý sản xuất và XK cá tra để sớm trình Chính phủ ban hành;
- Tiếp tục theo dõi sát sao tình hình thả giống tôm ở các tỉnh ĐBSCL để hướng dẫn các địa phương, lưu ý các biện pháp phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm;
- Kiểm tra tình hình thả giống tôm, nhuyễn thể, cá nước ngọt ở các tỉnh miền Bắc, lưu ý kiểm tra chất lượng con giống và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh;
- Rà soát và đề xuất chương trình đổi mới trang thiết bị trên các tàu cá như: sử dụng máy lọc nước ngọt, hầm lạnh, máy rút câu…; sớm có kết luận về việc dùng đèn để khai thác cá ngừ;
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy về kiểm ngư.
* Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối:
- Tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thị trường đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt là thị trường lúa gạo
- Phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Tiếp tục tập trung tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc về thị trường XK cho cá tra như: Ucraina, Nga, Argentina.
* Vụ Hợp tác quốc tế:
- Khẩn trương hoàn thành văn bản để Bộ gửi Bộ Ngoại giao về các khó khăn vướng mắc trong việc XK các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường các nước để phối hợp giải quyết.
- Chuẩn bị nội dung để các đoàn công tác của Bộ sang Indonesia, Bangladesh họp bàn về vấn đề cá tra, sang Myanmar bàn các vấn đề hợp tác cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp