Theo đó, ban hành phụ lục mới về cơ chế chứng nhận xuất xứ và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thay thế Phụ lục VII về cấp và kiểm tra C/O ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bởi Phụ lục kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT).
Cụ thể, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được Nước thành viên nhập khẩu chấp nhận trong các trường hợp sau: Nhà xuất khẩu không có tên trong cơ sở dữ liệu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của ASEAN (cơ sở dữ liệu); người ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa không có tên trong cơ sở dữ liệu; Hàng hóa tự khai báo xuất xứ không thuộc danh mục hàng hóa đã cập nhật trong cơ sở dữ liệu.
Để xác định xuất xứ hàng hóa, tổ chức cấp C/O và cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu thương nhân xuất trình thêm tài liệu chứng minh hoặc tiến hành kiểm tra nếu thấy cần thiết. Các Nước thành viên cho phép thương nhân nộp các tài liệu chứng minh xuất xứ hàng hóa dưới dạng điện tử (nếu có) để thực hiện kiểm tra đối với Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Nước thành viên.
Bên cạnh đó, thay thế Phụ lục VIII về Mẫu C/O mẫu D và Phụ lục IX về hướng dẫn kê khai C/O (đã được thay thế bởi Phụ lục kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT) lần lượt bằng Phụ lục II và III tại Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/07/2022.