Theo đó, 07 nhóm hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan bao gồm:
Thứ nhất, nhóm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế, bao gồm các hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố đối với các tội danh được quy định tại Bộ luật Hình sự như: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam;…
Thứ hai, nhóm hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra như: Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng; Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn;…
Thứ ba, nhóm hành vi vi phạm của người khai hải quan là chủ phương tiện, người được chủ phương tiện xuất nhập cảnh ủy quyền như: Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.