Tags:

COVID

(vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.

Ngày 30/8/2021, các Hiệp hội ngành hàng gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hội Lương thực thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh (FFA), Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội DN Điện tử Việt Nam (VEIA), Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VFA), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) và Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) đã gửi Thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 kiến nghị các chính sách hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, các hiệp hội cũng đã gửi Thư kiến nghị tới Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để kiến nghị về vấn đề này.

(vasep.com.vn) Nghe tin phong phanh đồng bằng sắp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Chính phủ hai tuần, tôi vội đi hớt tóc, còn nói tay thợ là hớt cho cao hơn bình thường. Tôi dự phòng chuyện CT16 kéo dài. Liệu tính không sai, tính ra tôi đã hạn chế ra đường hơn tháng. Việc kéo dài thời gian phong toả nhằm giữ vững thành quả phòng chống dịch trước đó. Tóc tôi dài ra hơn bình thường chưa thể trở lại “bình thường” vì thợ cắt tóc chưa được phép hành nghề!

(vasep.com.vn) Bảy tháng đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020. XK sang các thị trường chính (trừ Trung Quốc) đều tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, thành quả này khó có thể đạt được quý cuối năm vì cho tới nay, nhiều nhà máy chế biến tôm đã giảm công suất hoặc dừng hoạt động để phòng chống dịch bệnh đúng lúc đón nhận tín hiệu tốt từ nhiều thị trường NK.

Từ nay đến ngày 15-9, TPHCM đưa ra 4 phương án sản xuất để doanh nghiệp lựa chọn trong thời gian giãn cách xã hội.

(vasep.com.vn) Trung Quốc đã đóng cửa một phần trung tâm vận tải biển đông đúc thứ ba trên thế giới - cảng Ninh Ba-Chu Sơn ở miền đông Trung Quốc - sau khi một công nhân cảng có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Việc này có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Cảng container Meishan ở phía đông Ninh Ba đã tạm dừng tất cả các dịch vụ container đi và đến kể từ ngày 11/8 cho đến khi có thông báo mới do "sự cố hệ thống”.

(vasep.com.vn) Ngày 05/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện khẩn số 1068/CĐ-TTg tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để triệt để thực hiện việc giãn cách, cách ly. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm thuế và các biện pháp khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19

(vasep.com.vn) Nửa đầu năm 2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. XK sang các thị trường chính, trừ Trung Quốc đều tăng trưởng tốt. Đây là nỗ lực lớn của DN XK tôm Việt Nam kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện cho đến nay. Trong 6 tháng đầu năm nay, trừ thị trường Trung Quốc, XK tôm Việt Nam sang các thị trường và khối thị trường chính như CPTPP, Mỹ, EU đều tăng 2 con số từ 14% đến 36%. Về sản phẩm XK, giá trị XK tôm chân trắng của Việt Nam tăng trưởng dương 24% trong khi giá trị XK tôm sú và tôm biển giảm lần lượt 4% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều tăng trưởng dương khả quan: tôm đạt 1,73 tỷ USD (tăng 13,7%); cá tra đạt 780,8 triệu USD (tăng 17%); cá ngừ đạt 355 triệu USD (tăng 21,3%), nhuyễn thể đạt 332 triệu USD (tăng 15%). Kết quả này thể hiện sự nỗ lực hết sức của các doanh nghiệp thủy sản sau hơn một năm Covid-19 làm đảo lộn mọi sự. Nhưng niềm hi vọng về sức bật ở nửa cuối năm đã mau chóng thay bằng sự lo lắng có thể đạt được kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu như đã đề ra không? Và giải pháp và niềm mong mỏi lớn nhất của cộng đồng DN thủy sản lúc này chính là công nhân sớm được tiêm vaccine.

(vasep.com.vn) Coronavirus đã dẫn đến sự hồi sinh của ngành chế biến đồ ăn sẵn, mở ra một kênh tiêu thụ quan trọng cho ngành thủy sản toàn cầu.

(vasep.com.vn) Trong khi các thị trường lớn như Mỹ, EU mở cửa trở lại và tăng mạnh NK thuỷ sản của Việt Nam thì việc Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm tra virus corona đối với hàng thuỷ sản đông lạnh NK từ các nước khiến cho XK thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này giảm liên tiếp trong 2 tháng qua. Do vậy, XK thuỷ sản sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2021 giảm 6%, đạt 405 triệu USD.

(vasep.com.vn) Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu các sản phẩm thủy sản đông lạnh từ 6 công ty xuất khẩu của Ấn Độ trong một tuần. Trước đó, hải quan Trung Quốc tuyên bố họ đã tìm thấy dấu vết của coronavirus trên bao bì.

(vasep.com.vn) Sau một năm khủng hoảng vì Covid, các nhà cung cấp, chế biến và bán buôn thủy sản Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng, giá vận chuyển tăng và chi phí thủy sản, đóng gói và các nguồn cung cấp khác tăng.

(vasep.com.vn) Chi phí vận chuyển một container đến châu Âu và Bắc Mỹ đã tăng trong bối cảnh gián đoạn hậu cần toàn cầu gần đây, buộc một số công ty thủy sản quy mô nhỏ phải tạm thời ngừng chế biến.

(vasep.com.vn) Theo Thue Barfod, người phụ trách về lĩnh vực thủy hải sản toàn cầu của hãng vận tải biển khổng lồ Maersk Line, chi phí vận chuyển hàng hóa cao, một vấn đề bất cập của thương mại toàn cầu vào đầu năm 2021, không có dấu hiệu giảm xuống.

(vasep.com.vn) Đây là thời điểm khó khăn cho ngành tôm của Ấn Độ khi các ca nhiễm coronavirus tràn ngập nước này khiến các nhà máy thiếu công nhân và các trại sản xuất giống thiếu nguồn cung cấp oxy.

(vasep.com.vn) Các hạn chế COVID-19 sẽ được nới lỏng hơn nữa ở Anh từ ngày 17/5, cho phép người dân trong nước gặp nhau tại nhà riêng hoặc quán rượu, cũng như các nhà hàng trong nhà, giống như tại các quốc gia châu Âu khác như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Các nhà xuất khẩu tôm của Ecuador, giống như nhiều nhà cung cấp thủy sản khác, hy vọng rằng việc mở cửa trở lại sẽ giúp hồi phục đơn đặt hàng từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm châu Âu.

(vasep.com.vn) Trong một bài báo nghiên cứu được công bố gần đây, một nhóm chuyên gia đã phân tích phản ứng của ngành thủy sản toàn cầu đối với đại dịch COVID-19 và tác động của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu trong những tháng đầu của cuộc khủng hoảng.

(vasep.com.vn) Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản ở EU là đạt được doanh số cao hơn dù khối lượng sản xuất không tăng, nhưng sự gián đoạn do Covid-19 đã làm đình trệ tiến độ phát triển của ngành.

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2021, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 2,5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đặt biệt là phân khúc logistic. XK thủy sản của Việt Nam đã có những  thời điểm sụt giảm hoặc chững lại.  Từ tháng 3/2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam bắt đầu hồi phục rõ rệt với tăng trưởng 17% so với cùng kỳ. Sang tháng 4, XK bứt phá mạnh hơn với mức tăng trưởng gần 30% đạt gần 800 triệu USD.