Tin tức

Các nhà xuất khẩu Ấn Độ cho biết tình trạng khan hiến container rỗng đã được cải thiện và giá cước vận tải biển đã giảm. Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đạt 475 tỷ USD trong năm tài chính 23.

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội, Tư vấn quốc tế Carbon Trust và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) kính mời Quí Doanh nghiệp tham dự hội thảo nâng cao năng lực về hiệu quả năng lượng sáng ngày 23/4/2022. Chương trình tổ chức trực tiếp tại Khách sạn Riverside Ninh Kiều, TP.Cần Thơ và kết hợp trực tuyến trên ứng dụng Zoom.

Sau khi biến thể Omicron bùng phát ở TP Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), chính quyền ở đây tăng cường các biện pháp kiểm dịch thủy sản, đặc biệt với hàng đông lạnh.

(vasep.com.vn) Thời kỳ đại dịch COVID-19 đã trải qua nhiều mất mát và biến động, tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn cho thấy khả năng phục hồi nhanh, với nhiều nhà cung cấp thủy sản đã chuyển hướng thành công các chiến lược kinh doanh, hướng đến các kênh bán lẻ và thương mại điện tử khi đối mặt với sự thắt chặt đột ngột và nghiêm trọng của dịch vụ thực phẩm.

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới từ IRI và 210 Analytics, doanh số bán hàng hải sản tươi sống giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán hàng chế biến giảm 3,5%. Nguồn cung thủy sản có vỏ đã bị ảnh hưởng, doanh số bán lẻ thủy sản có vỏ giảm 9,1%. Doanh số bán hàng trong tháng 11/2021 giảm 8,5% so với tháng 11/2020. Tuy nhiên, doanh số bán cá tươi tăng 4,3%.

(vasep.com.vn) Sản lượng thủy sản của Trung Quốc ước đạt tổng cộng 65,7 triệu tấn trong năm 2021 và sẽ tăng lên 66,1 triệu tấn vào năm 2022.

11 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản đạt 8 tỉ USD, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Nhưng tích cực nhất là xuất khẩu hai tháng qua liên tục tăng trưởng cao khi các biện pháp giãn cách được tháo gỡ.

So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh từ đầu năm đến nay gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng và đối mặt với khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

Để không làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh, tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp duy trì hoạt động khai thác thủy sản thích ứng an toàn với phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới nhằm góp phần ổn định kinh tế, tạo sự an tâm cho ngư dân.

Thời gian vừa qua, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động khai thác thủy sản, buộc nhiều tàu cá phải nằm bờ, số lao động khai thác trực tiếp có xu hướng giảm,…Chính vì vậy, để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong năm, thời điểm hiện nay, việc xác định các giải pháp để thích ứng an toàn với tình hình mới, vừa phòng chống dịch, vừa sản xuất hiệu quả đang là bài toán đặt ra cho lĩnh vực này.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát nhưng 3 nhà máy của Công ty CP Thủy sản Bình Định duy trì sản xuất không nghỉ ngày nào từ nay đến tết làm không hết việc.

Sau mấy tháng gặp khó khăn lớn do dịch bệnh, chế biến và xuất khẩu tôm đang từng bước phục hồi nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội xuất khẩu cuối năm.

Ngay khi tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn được kiểm soát, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hoạt động đánh bắt hải sản của ngư dân được khôi phục trở lại. Sau nhiều ngày vươn khơi, nhiều tàu thuyền đã về bờ mang theo hàng tấn hải sản trong niềm vui của ngư dân.

Nhằm tận dụng thời cơ trong những tháng còn lại của năm 2021, các doanh nghiệp ngành tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhanh chóng khôi phục và tăng tốc sản xuất.