Hợp tác quốc tế rất quan trọng để chống đánh bắt bất hợp pháp

(vasep.com.vn) Điều phối khu vực, trao đổi thông tin sẽ thúc đẩy nghề cá phát triển bền vững hơn, và quản lý đại dương hiệu quả.

Hợp tác quốc tế rất quan trọng để chống đánh bắt bất hợp pháp

Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) không diễn ra tự nhiên. Tại các vùng biển quốc tế, khi một loài cá bị đánh bắt bất hợp pháp hoặc tổng sản lượng đánh bắt bị khai báo sai, trách nhiệm truy tìm thủ phạm hoặc ngăn chặn những hành động này tái diễn thuộc về nhiều đơn vị. Các chính phủ riêng lẻ, dù đóng vai trò là quốc gia mà tàu treo cờ, cảng biển, các nước ven biển hay các thị trường, và các cơ quan nghề cá khu vực và các cơ quan hợp tác đa phương khác đều đóng vai trò hỗ trợ việc thực thi nghề cá hướng tới việc quản trị đại dương rộng lớn, và họ phải cùng nhau thực hiện các phần việc của mình, thông qua hợp tác và giao tiếp.

Mặc dù mỗi chính phủ có các kế hoạch và yêu cầu riêng của mình, các ưu tiên chung bao gồm đảm bảo việc làm và sinh kế cũng như quần thể hải sản khỏe mạnh trong tương lai. Trên khắp các đại dương, và ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, cần có các phương pháp phù hợp để thúc đẩy sự phối hợp, hỗ trợ các quốc gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình và đảm bảo nghề cá lành mạnh.

Hợp tác liên ngành và khu vực để quản lý hiệu quả các đại dương

Mặc dù đơn giản về mặt lý thuyết, nhưng khó đạt được sự phối hợp thực sự trong việc chống đánh bắt IUU và đòi hỏi cam kết thực sự giữa các ban ngành theo cách tiếp cận đa tầng. Để bắt đầu, các chính phủ cần khuyến khích đối thoại cởi mở giữa các cơ quan quốc gia của chính họ. Ví dụ, các cơ sở thủy sản phải liên lạc với các cơ quan hàng hải để đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau về yêu cầu theo dõi và kiểm tra tàu, cũng như các hành động phối hợp với các hoạt động đánh bắt được coi là rủi ro.

Sự hợp tác giữa các cảng biển cũng rất quan trọng. Lý tưởng nhất là nên được điều hành bởi nhiều cấu trúc quản trị trong một quốc gia, với các nhân viên cảng được trao quyền và được khuyến khích giao tiếp hiệu quả giữa các cơ quan trong nước tập trung vào nhiều vấn đề, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, hải quan và nhập khẩu, hoặc an ninh quốc gia. Và khi các cơ quan quản lý cảng biển xử lý các tàu cập cảng để bốc dỡ hải sản đánh bắt được hay dỡ hàng, họ nên hợp tác với các đối tác của mình ở các quốc gia khác.

Ở Trung Mỹ, các cơ quan như Tổ chức Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản của eo đất Trung Mỹ, hay còn gọi là OSPESCA, và Ủy ban Vận tải Hàng hải Trung Mỹ, hay còn gọi là COCATRAM, cùng hợp tác trong các giao thức thanh tra chung và chia sẻ thông tin tình báo trong một cơ chế đa tầng, cách tiếp cận này thường rất hữu ích cho các quốc gia thành viên của họ. Bằng cách tạo ra quy trình chung tuân theo các quy tắc và thủ tục chung giống nhau đối với các cảng, bất kể quốc gia nào, chính phủ Trung Mỹ đã tạo ra các cơ chế điều phối và hợp tác toàn diện và hiệu quả.

Cách tiếp cận cấp khu vực này hoạt động ở bất kể khu vực đại dương nào. Tại Ấn Độ Dương, Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC) và các nước ở Ấn Độ Dương tham gia Biên bản ghi nhớ về việc kiểm soát của các quốc gia có cảng tại khu vực này (IOMOU), đang thực hiện một chương trình hợp tác để điều phối các biện pháp của quốc gia có cảng trong ranh giới của IOTC với sự kiểm soát của các quốc gia thành viên của IOMOU. Bởi cả hai nhóm đều quan tâm tới các cảng giải quyết các tàu, từ các yêu cầu ban đầu để vào cảng đến kiểm tra và rời đi, nên việc đảm bảo rằng các biện pháp bảo vệ cảng nhất quán giữa các quốc gia là điều quan trọng nhất. Thỏa thuận hợp tác này dẫn đến việc chia sẻ kiến thức nhiều và tốt hơn và có thể thúc đẩy sự phát triển năng lực hơn nữa để kiểm soát cảng giữa nhiều chính phủ đang tham gia vào mỗi thỏa thuận.

Trao đổi thông tin là chính

Mặc dù sự hợp tác giữa các cơ quan là quan trọng, nhưng rất khó để đạt được sự quản lý mạnh mẽ hơn, thành công hơn nếu không có sự trao đổi thông tin giữa các đơn vị. Trên thực tế, một nghiên cứu có sự hỗ trợ của Pew đã chỉ ra rằng tăng cường chia sẻ thông tin giữa các quốc gia láng giềng, ngay cả trong trường hợp một quốc gia không nhiều thiện ý hay giới hạn về khả năng tương trợ lẫn nhau, sẽ cải thiện khả năng tổng thể để thực thi luật thủy sản ở các khu vực chung hoặc khu vực lân cận. Ngay cả việc chia sẻ thông tin một chiều có thể giúp cải thiện sức khỏe nguồn lợi thủy sản tại mỗi quốc gia. Khi thông tin được chia sẻ, kết quả thậm chí còn mạnh mẽ hơn.

Các tiếp cận đa diện, đa thực thể để cải thiện việc tuân thủ và tăng cường thực thi luật và chính sách thủy sản quốc tế là phức tạp. Mặc dù một số thỏa thuận trong nước và khu vực hiện có đã được thực hiện, nhưng chúng hiếm khi đủ hợp tác. Quản trị đại dương được thực hiện tốt nhất thông qua các liên minh và sáng kiến chung không chỉ duy trì các nghĩa vụ quốc tế của các chính phủ hợp tác với nhau mà còn có sự hỗ trợ các nỗ lực của các quốc gia khác. Bằng cách thu hút sự tham gia của các cộng đồng và chính quyền có liên quan trên khắp các khu vực để giúp điều phối cuộc chiến chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục