Chính phủ cần tận dụng các công cụ của PSMA để chống đánh bắt IUU

(vasep.com.vn) Thoả thuận Các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA) của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) là thoả thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm vào hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) – hoạt động chiếm hàng tỷ đô la hải sản mỗi năm. Hiệp ước này, yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn đánh bắt IUU tiếp cận thị trường, cũng là một công cụ hiệu quả để giúp xây dựng năng lực giữa các nước đang phát triển nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các hoạt động bất hợp pháp.

Chính phủ cần tận dụng các công cụ của PSMA để chống đánh bắt IUU

Tại cuộc họp lần thứ 3 của các bên tham gia hiệp định được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ 31/5 – 4/6, các Chính phủ và các bên liên quan khác sẽ tập trung vào việc xây dựng năng lực có thể cải thiện hơn nữa các nỗ lực thực thi hiện có và hợp tác liên Chính phủ để ngăn chặn các hải sản đánh bắt bất hợp pháp khỏi các “kệ hàng”.

Nội dung chính được thảo luận tại cuộc họp này là tính hiệu quả của việc tồn tại Quỹ hỗ trợ PSMA hiện có và chương trình phát triển năng lực toàn cầu liên quan, cung cấp cho các nước đang phát triển nguồn vốn và sự hỗ trợ để tiếp tục thực hiện các sáng kiến đã thành công, chẳng hạn như các thủ tục kiểm soát cảng. Các bên sẽ xem xét nếu quỹ hỗ trợ và chương trình này đáp ứng được nhu cầu của các nước đang phát triển.

Các bên cân nhắc kỹ lưỡng về việc các quốc gia tài trợ và nhận tài trợ hợp tác như thế nào, đồng thời để đảm bảo các khoản tiền được đầu tư vào nơi có thể mang lại lợi ích cao nhất cho các nước đang phát triển nhằm hạn chế hoạt động bất hợp pháp và thực thi các biện pháp kiểm soát. FAO bắt buộc phải đảm bảo rằng quỹ và chương trình tập trung vô điều kiện vào việc phát triển bền vững lợi ích của quốc gia và nghề cá hợp pháp – không liên quan tới thương mại của bên thứ 3 hoặc các thoả thuận cấp phép đánh bắt mà tất cả thường có điều kiện tiêu cực cho người hưởng lợi, chẳng hạn như khi các Chính phủ cung cấp viện trợ để đổi lấy quyền đánh bắt nhiều hơn tại các vùng biển của bên nhận tài trợ. Các bên tham gia PSMA sẽ xem xét việc hỗ trợ này như một cam kết lâu dài để hỗ trợ tốt hơn và có hiệu quả lâu dài.

Cân nhắc cho tương lai của Quỹ hỗ trợ PSMA

Thương mại nghề cá nhằm hỗ trợ sinh kế và an ninh lương thực tại một số nước đang phát triển, và viện trợ nước ngoài thường nhằm đảm bảo phát triển bền vững nghề cá. Quỹ hỗ trợ PSMA và chương trình phát triển năng lực toàn cầu có thể, và nên là những phần không thể tách rời của việc sử dụng nghề cá như một công cụ để giảm bớt tình trạng mất an ninh lương thực và giúp các quốc gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và chuyên môn tốt hơn, đặc biệt là tại các cảng, với tầm nhìn mang lại lợi ích lâu dài. Sự ổn định trong khoản viện trợ này cũng sẽ mang lại nhiều việc làm hơn, giảm bớt sự biến động trong ngân sách Chính phủ, và đảm bảo hỗ trợ lâu dài cho nghề cá.

Ngoài ra, khi có bằng chứng khoa học về tính dễ bị tổn thương của nghề cá trước việc lạm thác và biến đổi khí hậu tăng, phân tích cho thấy các nhà hoạch định trên thế giới phải làm nhiều hơn để đạt được các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc (UN) và đảm bảo sức khoẻ của đại dương. Việc cải thiện hoạt động giám sát và kiểm tra sẽ đóng vai trò quan trọng trong thành công của việc quản lý nghề cá và thực hiện các hoạt động và giới hạn đánh bắt dựa trên cơ sở khoa học. Chương trình và Quỹ hỗ trợ PSMA có thể chứng minh những công cụ quan trọng giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách và chấm dứt hoạt động đánh bắt IUU.

Khi các bên tham gia PSMA xem xét tương lai của các quỹ hỗ trợ và xem xét các cơ chế sẵn có của mình, đảm bảo các Chính phủ cam kết viện trợ phát triển năng lực trong dài hạn, quản lý nó một cách có chiến lược hơn so với các quỹ khác đã được quản lý trong quá khứ, và chỉ dựa trên việc quản lý nghề cá một cách bền vững và công bằng. Quỹ hỗ trợ PSMA và Chương trình phát triển năng lực toàn cầu và viện trợ nước ngoài nói chung có thể giúp các nước giới hạn hoạt động đánh bắt IUU tại vùng biển và của các đội tàu của các nước này, đồng thời ngăn chặn hải sản đánh bắt bất hợp pháp cập cảng của các nước này. Để hiệu quả, các công cụ này nên được áp dụng một cách rộng rãi và kịp thời đối với các nước đang cần nhất.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục