Thế giới đang có công cụ để giải quyết khai thác bất hợp pháp

(vasep.com.vn Hoạt động khai thác bất hợp pháp đã đánh cắp hàng triệu tấn hải sản mỗi năm. Điều này gây thiệt hại kinh tế rất lớn, ước tính lên tới hàng chục tỷ đô la. Thậm chí hoạt động này còn là mối đe dọa đối với an ninh lương thực; một tỷ người phụ thuộc vào hải sản như một nguồn cung cấp protein cho mình, và một số quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khai thác này. Hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo báo và không theo quy định (IUU) đã đánh bại các nỗ lực nhằm quản lý nguồn lợi của các Chính phủ và hàng triệu ngư dân trên sân chơi công bằng.

Hoạt động khai thác IUU là một cuộc khủng hoảng nhân quyền. Các đội tàu khai thác bất hợp pháp thường mang theo nô lệ. Hàng trăm nghìn người bị mắc kẹt trên thuyền, đối mặt với sự tàn bạo bừa bãi.

Hoạt động khai thác IUU cũng là một mối đe dọa an ninh. Các đội tàu đánh bắt bất hợp pháp thường mang theo ma túy, hoặc vũ khí và rửa tiền. Và khi khai thác bất hợp pháp phá hoại an ninh lương thực và sinh kế của các quốc gia ven biển, hoạt động này tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các việc tuyển mộ những kẻ khủng bố. Ví dụ, sự bùng nổ các cuộc tấn công của cướp biển tại khu vực Ấn Độ Dương và Vịnh Guinea, có liên quan tới sự gia tăng hoạt động khai thác IUU của các đội tàu nước ngoài đang tàn phá nguồn lợi thủy sản, các nguồn lợi này đang duy trì cuộc sống của ngư dân ven biển.

Các đội tàu khai thác IUU đang không bị trừng phạt. Các đội tàu này di chuyển nặc danh, nhảy từ cờ nước này sang cờ nước khác. Các cơ quan thực thi pháp luật thường có rất ít thông tin về việc đăng ký tàu, quyền sở hữu, hoặc thậm chí nơi cấp phép khai thác. Các đội tàu khai thác bất hợp pháp được che chắn bởi sự rộng lớn của đại dương và gần như không thể bắt được các thuyền này trên các vùng biển. Các quốc đảo nhỏ thường dễ bị thiệt hại, vì họ sở hữu nguồn lợi biển rộng lớn nhưng khả năng trong việc tuần tra tại các vùng lãnh thổ của họ hoặc bắt giữ những người vi phạm rất hạn chế.

Nhưng chúng ta không bắt những thuyền này trên các vùng biển nếu chúng ta có thể phát hiện những người khai thác bất hợp pháp và đóng cửa các các cảng biển và các thị trường nơi mà tiếp nhận sản phẩm khai thác từ các tàu này.

Triển vọng này đang nằm trong khả năng của chúng ta. Tiến bộ công nghệ đang mang lại sự minh bạch mới cho ngành khai thác thủy sản. Các tác nhân chính của thị trường đang ngày càng đòi hỏi bằng chứng về xuất xứ sản phẩm. Và các Chính phủ đang chấp nhận một thỏa thuận quốc tế để ngăn chặn các sản phẩm khai thác bất hợp pháp ra khỏi cảng của mình.

Các tàu đang hoạt động ngoài đại dương rộng nên phải trang bị bộ tiếp sóng để giúp họ không va vào nhau. Tín hiệu của các tàu này được truyền qua vệ tinh. Global Fishing Watch và những tổ chức khác hiện đang sử dụng các vệ tinh để truy xuất các tàu khai thác trên thế giới, nghĩ ra các thuật toán để phát hiện các tàu đang khai thác khi nào và như thế nào. Càng ngày khả năng này sẽ được bổ sung với các video quan sát trên các tàu có sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định và tính số hải sản được đánh bắt và cũng có thể theo dõi sự đối đãi của thủy thủ đoàn. Blockchain và các công nghệ khác cho phép thủy sản được truy xuất từ thời điểm đánh bắt theo tất cả các cách đến khi được đưa lên kệ bán.

Được kích hoạt và có lẽ được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ này, ngày càng nhiều công ty trên toàn chuỗi cung ứng đang yêu cầu truy xuất đầy đủ nguồn gốc về các loài thủy sản mà họ thu mua. Thông qua Tuyên bố về Khả năng truy xuất các sản phẩm cá ngừ, 66 nhà bán lẻ và các nhà chế biến hàng đầu đã cam kết rằng đến năm 2020 họ sẽ chỉ thu mua các sản phẩm cá ngừ mà họ có thể truy xuất hoàn toàn về tàu khai thác và chuyến khai thác sản phẩm đó. Thông qua sáng kiến toàn cầu để bảo vệ đại dương (SeaBOS), 10 công ty thủy sản lớn nhất cũng đã cam kết hành động.

Các Chính phủ đang sẵn sàng để tăng cường các nỗ lực của mình. Hiệp định về Các biện pháp Quản lý Cảng quốc gia (PSMA) nhằm mục đích ngăn chặn các đội tàu khai thác IUU cập cảng dỡ hàng. Hiệp định này cũng tạo ra một nền tảng mạnh mẽ để các chính phủ cùng nhau hành động.

Thành công của PSMA sẽ phụ thuộc vào phạm vi bao phủ và việc phối hợp thực hiện. Tất nhiên, ưu tiên hàng đầu là tất cả các quốc gia có cảng và có đội tàu quan trọng đều tham gia, để các đội tàu khai thác bất hợp pháp không còn nơi nào để đi. 85 nước (và Liên minh châu Âu) hiện đang tham gia PSMA. Một số quốc gia khai thác quan trọng khác đã thông báo rằng họ sẽ sớm phê chuẩn hiệp định này.

Một khi các quốc gia tham gia vào hệ thống này, điều quan trọng không kém là họ hợp tác để làm hiệp định có hiệu quả. Các nước cần chia sẻ thông tin cơ bản về mỗi tàu – đăng ký và quyền sở hữu, quyền khai thác và quyền khai thác nào được thực hiện. Các nước cần tạo ra hệ thống cho phép liên lạc giữa các cảng, để một con tàu sau khi phải dời khỏi cảng này không thể trượt sang cập vào cảng khác. Và các nước giàu cần đầu tư để đảm bảo rằng các cảng của các nước đang phát triển có nguồn lực và năng lực để thực hiện phần trách nhiệm của mình.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục