Các bên tham gia Hiệp định PSMA dùng nền tảng mới phối hợp chống đánh bắt IUU

vasep.com.vn) Các bên tham Hiệp định về biện pháp Quốc gia có cảng (PSMA) sẽ sử dụng nền tảng mới để phối hợp các nỗ lực chống các hoạt động bất hợp pháp và tăng cường sức khoẻ nghề cá.

Chú thích ảnh

Hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) là một vấn nạn lớn trên toàn cầu, chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên mỗi năm. Hiện tại, nhiều quốc gia tham gia chung vào một hiệp định ngăn chặn IUU sẽ là hành động phối hợp hiệu quả xuyên khu vực, xuyên quốc gia và xuyên biên giới trên toàn cầu. Hiệp định PSMA yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. Vì vậy, điều đáng mừng là tại cuộc họp lần thứ 3 từ ngày 31/5 – 4/6/2021, các bên tham gia PSMA đã đạt được một số thoả thuận về cách làm thế nào để thực thi hiệp định hiệu quả hơn nữa.

Các bên nhất trí tiếp tục rà soát và giám sát tác động của hiệp ước ở từng giai đoạn thực hiện, xây dựng chiến lược nâng cao hiệu quả của hiệp ước và giúp các nước đáp ứng tốt hơn các cam kết mở rộng chia sẻ thông tin và tăng cường phát triển năng lực toàn cầu. 

Tiếp tục xác định các lỗ hổng trong thực thi PSMA và tập trung vào hành động mục tiêu

Việc đánh giá hiệu quả của việc thực thi hiệp định được thực hiện hiện thông qua một bảng câu hỏi tự đánh giá. Công cụ này giúp Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) xác định các lỗ hổng trong thực thi cũng như điểm trọng tâm để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Do tính hữu ích của nó, các bên tham gia hiệp định đồng ý cải tiến bảng câu hỏi để dữ liệu quan trọng có thể được đối chiếu 4 năm/lần. Họ cũng sẽ phát triển một bảng câu hỏi tương tự để đo lường cách các cơ quan nghề cá khu vực đang áp dụng và thực thi các biện pháp của quốc gia có cảng.

Các bên tham gia PSMA cũng đã thành lập một nhóm công tác chiến lực để tăng cường việc thực thi hiệp định. Nhóm này sẽ tổ chức thảo luận dựa trên các kết quả của bảng câu hỏi và cung cấp một diễn đàn cho đại diện các nước có thể chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các quốc gia khác trong việc thực thi.

Trao đổi dữ liệu giữa các cảng sẽ giúp ngăn chặn đánh bắt hải sản bất hợp pháp tiếp cận thị trường

Vào năm 2019, các bên tham gia PSMA đồng ý rằng FAO sẽ phát triển Hệ thống Trao đổi Thông tin toàn cầu của PSMA (GIES), một nền tảng công nghệ thông tin được thiết kế như một hệ thống thông tin dễ sử dụng để các Chính phủ chia sẻ thông tin, bao gồm các báo cáo điều tra về các tàu bị nghi ngờ đánh bắt IUU và từ chối các tàu này cập cảng. Năm nay, các bên tham gia hiệp định đã đồng ý rằng GIES sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm, trong đó các bên tham gia sẽ thử nghiệm hệ thống bằng cách chia sẻ thông tin với nhau trong một thời gian thực gần nhất.

Một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Kinh tế đã chứng minh rằng việc chia sẻ dữ liệu nghề cá, bao gồm các chuyến viếng thăm cảng trước đây có thể vô cùng hữu ích, ngay cả trong tình huống chỉ có một Chính phủ sẵn sàng chia sẻ thông tin đó. Việc hợp tác thông qua các hệ thống như GIES cho phép các bên tham gia PSMA đáp ứng được các nghĩa vụ của họ theo hiệp định bằng cách tạo điều kiện chia sẻ các báo cáo, việc này có thể giúp các nước thực hiện phân tích rủi ro và ngăn chặn các tàu đánh bắt IUU không cập cảng và bốc dỡ hải sản đánh bắt được xuống cảng. Ví dụ, nếu một Chính phủ phát hiện hành động bất hợp pháp của một tàu, họ có thể chặn lối vào cảng của tàu đó và chia sẻ dữ liêu về hoạt động đó trong toàn khu vực, tàu này rất khó có thể tiếp cận bất kỳ cảng nào khác trong khu vực này.

Điều quan trọng là các bên sử dụng GIES trong giai đoạn thử nghiệm để FAO, cơ quan quản lý PSMA, có đủ phản hồi về hệ thống này để cải thiện nó trước khi chính thức thông qua tại cuộc họp sắp tới của các bên tham gia hiệp định.

Tăng cường hỗ trợ năng lực để giúp các nước đang phát triển thực thi mạnh hơn các biện pháp kiểm soát cảng

PSMA là một phần không thể thiếu trong nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được sự phát triển nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững và giúp đảm bảo rằng các nước nhân được sự hỗ trợ cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng và chuyên môn tại các cảng nhằm ngăn chặn hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Điều này sẽ giúp đảm bảo sinh kế của các ngư dân tuân thủ pháp luật và bảo vệ an ninh lượng thực của cộng đồng ven biển và hơn thế nữa.

Tách biệt với GIES, FAO đã thực hiện một bước tiến quan trọng khác bằng cách chính thức khởi chạy Ứng dụng Cổng Phát triển Năng lực, ứng dụng cho phép các bên tham gia hiệp định và các nhà tài trợ có thể chia sẻ chi tiết các dự án nhằm cải thiện việc phát triển năng lực, điều này sẽ hỗ trợ thêm cho các quốc gia trong việc chống đánh bắt IUU. Hiện tại, đây là công cụ để các nhà tài trợ và những người tham gia xây dựng năng lực có thể kết nối với những người khác, tìm hiểu về các hoạt động đang diễn ra và giảm thiểu nỗ lực trùng lặp, cũng như để các nướcnhận viện trợ hiểu được những gì chương trình hỗ trợ đang thực hiện tại các quốc gia và khu vực khác. Cho đến nay, chương trình Phát triển Năng lực toàn cầu của FAO đã hỗ trợ hơn 40 nước, và ứng dụng mới này sẽ giúp các nước hợp tác hơn nữa, và việc triển khai các chương trình hỗ trợ giũa các bên liên quan trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Các bên tham gia PSMA sẽ họp 2 năm/lần đề thảo luận về những thành công và nơi cần thực hiện các cải tiến và bây giờ các nước sẽ có cơ hội thảo luận đột xuất thường xuyên hơn. Việc trở thành một bên tham gia hiệp định này thể hiện một cam kết mạnh mẽ đối với việc chống đánh bắt IUU, nhưng các nước phải thực hiện các điều khoản của hiệp định để có tác dụng thực sự. Các công cụ như bảng câu hỏi, GIES, và Cổng Phát triển Năng lực, là rất quan trọng với nỗ lực này. FAO mong muốn các bên nhiệt tình tiếp nhận các hệ thống này và tiếp tục các sáng kiến khác, bao gồm cả việc nghiên cứu và phân tích hoạt động của cảng và các tác động của nó cũng như thiết lập mạng lưới hợp tác, để đáp ứng tiềm năng của PSMA và đạt được những bước tiến lớn trong việc triển khai trong những tháng tới hay năm tới.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục