Theo đó, đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm như sau:
(1) Phát triển kinh tế nông nghiệp giá trị cao, hiệu quả cao:
- Chuyển đổi cơ cấu sản suất nông nghiệp tại các tiểu vùng sinh thái.
- Phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực.
- Xây dựng lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng, tính chuyên nghiệp cao.
(2) Phát triển khu vực đô thị - công nghiệp động lực:
- Phát triển hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 04 hành lang phát triển và các khu vực động lực phát triển.
- Chú trọng thu hút đầu tư phát triển sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu nông lâm thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo.
(3) Xây dựng môi trường sống tốt, điểm đến hấp dẫn:
- Trong giai đoạn đến 2025, tập trung đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng tại các khu vực tập trung dân cư các hành lang phát triển, khu vực phát triển động lực của vùng đảm bảo khả năng tiếp cận tốt đối với các dịch vụ thiết yếu.
- Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển thương hiệu du lịch đồng bằng sông Cửu Long tầm cỡ quốc tế về du lịch nông nghiệp - nông thôn, du lịch sinh thái và du lịch biển; phát triển du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử của vùng.
- Xây dựng và triển khai Chương trình bảo tồn và phát triển các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó chú trọng bảo vệ và phát triển các vùng đất ngập nước quan trọng hay khu vực đa dạng sinh học cao.
- Xây dựng và ban hành Chiến lược quản lý rủi ro lũ, ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2100 để xác định các định hướng, giải pháp căn cơ, dài hạn cho vấn đề sụt lún, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trong đó xác định mức độ phòng, chống ngập và cấp độ bảo vệ cho các khu vực khác nhau trên phạm vi toàn vùng…