Theo đó, mục tiêu tổng quát là phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; …
Bên cạnh đó, các giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch bao gồm: Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm đối với các nhóm sản phẩm chủ lực; Ưu tiên vốn cho các dự án đầu tư liên kết vùng được xác định trong quy hoạch; Tăng cường thu hút đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ sinh học,…
Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/02/2022.