Cụ thể, bổ sung trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi. Theo quy định mới, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi không áp dụng đối với cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình và cơ sở sản xuất thực phẩm đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm có sản phẩm thực phẩm, phụ phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất thực phẩm có chất lượng phù hợp làm thức ăn chăn nuôi mà không qua bất kỳ bước sơ chế, chế biến nào khác của cơ sở đó.
Ngoài ra, Thông tư cũng bổ sung 09 trường hợp được miễn kiểm tra Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu gồm: thức ăn chăn nuôi tạm nhập, tái xuất để tái chế theo yêu cầu của đối tác nước ngoài; thức ăn chăn nuôi quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển; thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài gửi kho ngoại quan; thức ăn chăn nuôi để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, quảng cáo; thức ăn chăn nuôi làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm; thức ăn chăn nuôi làm mẫu để thử nghiệm phục vụ khảo nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thử nghiệm liên phòng; …
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/7/2022.