Công văn 2756/NHNN-TD: triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản

2756/NHNN-TD
15/04/2025
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 15/4/2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản quy mô trên 100 nghìn tỷ đồng...

Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là chương trình cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ về nâng quy mô chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản lên khoảng trên 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia.

Đối tượng vay vốn là khách hàng có dự án, phương án phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Chương trình được triển khai đến khi doanh số cho vay đạt 100.000 tỷ đồng (theo mức đăng ký của các ngân hàng thương mại). Các nội dung liên quan khác tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo tại Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo công văn, đến nay, có 15 ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam Á, OCB, Eximbank, Bản Việt, SHB, VietBank, HDBank.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu 15 tổ chức tín dụng nói trên thực hiện theo dõi, thống kê kết quả triển khai Chương trình và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cung cấp cho các cơ quan liên quan khác (nếu có). Các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm việc triển khai thực hiện theo đúng cam kết của chương trình này (về đối tượng, lãi suất).

Ngoài 15 ngân hàng nêu trên, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến khích các ngân hàng thương mại khác tham gia chương trình.

Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản là một trong những bệ đỡ quan trọng của nền kinh tế vì vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa hướng đến xuất khẩu.

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt mức cao kỷ lục 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2023, xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 18,6 tỷ USD, tăng 53,1% (theo Cục Thống kê).

Đây cũng là lĩnh vực tập trung nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… đều là những lĩnh vực ưu tiên của dòng vốn tín dụng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 2/2025, lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên khoảng 3,9%/năm thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (4%/năm). Trong khi đó, lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 6,7-9%/năm.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
4747/VPCP-NN 29/05/2025 Công văn Công văn 4747/VPCP-NN: hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trong lĩnh vực thủy sản
97/CV-VASEP 05/06/2025 Công văn Công văn 97/CV-VASEP: góp ý Dự thảo 2 Nghị định thay thế Nghị định 31/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý Ngoại thương về xuất xứ hàng hóa
96/CV-VASEP 03/06/2025 Công văn Công văn 96/CV-VASEP: góp ý Dự thảo 13 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
6491/CHQ-GSQL 28/05/2025 Công văn Công văn 6491/CHQ-GSQL: xuất khẩu nông lâm thuỷ sản và sầu riêng
70/CV-VASEP 12/05/2025 Công văn Công văn 70/CV-VASEP: báo cáo tình hình SX-XK Thủy sản Quý I/2025 và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, TTHC của DN thủy sản
502/TSKN-NVKN 12/05/2025 Công văn Công văn 502/TSKN-NVKN: thông báo triển khai Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát cá ngừ vây ngực dài có nguồn gốc từ khai thác, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam bằng tàu công ten nơ
64/CV-VASEP 05/05/2025 Công văn Công văn 64/CV-VASEP: Báo cáo tổng kết việc thực hiện công tác CCTTHC 4 tháng đầu năm 2025 và dự kiến kế hoạch Hoạt động 8 tháng cuối năm 2025 của VASEP
62/CV-VASEP 28/04/2025 Công văn Công văn 62/CV-VASEP: Kiến nghị tháo gỡ khó khăn, khơi thông chuỗi khai thác – chế biến – XK hải sản khai thác