Cơ hội từ EVFTA: Ngành thủy sản tập trung gỡ thẻ vàng IUU

Hiệp định EVFTA được thông qua ngành thủy sản đang có nhiều lợi thế hơn đối với các nước trong khu vực trong việc giao thương và phát triển.

Hiện định EVFTA được thông qua, ngành thủy sản cần tập dụng tốt những lợi thế đã có, khắc phục nhược điểm để đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe, phát triển sản xuất.

Nổ lực tháo gỡ thẻ vàng

Để hưởng mức ưu đãi thuế quan, hàng thủy sản xuất khẩu sang EU bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ. Tiếp theo, việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường từ EVFTA cũng là vấn đề mà ngành thủy sản cũng cần phải để ý. Nếu không đảm bảo được quy tắc, yêu cầu thì việc xuất khẩu sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.

Tuy nhiên việc EU phạt thẻ vàng với các lô hàng hải sản của Việt Nam sẽ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh. Ngành thủy sản cần nhiều hơn những giải pháp mới để khắc phục, tạo uy tín trở lại để tái tạo tăng trưởng.

Ông Trần Văn Lĩnh – CTHĐT Công ty CP Thủy sản Thuận Phước, Chủ tịch HH nghề cá Đà Nẵng nhìn nhận rằng ngành thủy sản đã có “sân chơi mới”, doanh nghiệp thủy sản đã là “người chơi” trên một “sân chơi đẳng cấp”. Ông Lĩnh cho rằng EVFTA sẽ là “đòn bẩy” cho kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid – COVID-19.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, xuất khẩu hàng hóa vào Châu Âu sẽ cho lợi nhuận ổn định, tương đối tốt. Nhưng nếu vi phạm các tiêu chuẩn vào EU doanh nghiệp đừng nghĩ đến việc sẽ được trả hàng trở lại mà phải tốn một khoản lớn chi phí để đền bù thiệt hại hợp đồng và chi phí tiêu hủy lô hàng đó tại Châu Âu. Và những lo hàng sau đó sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn. Mọi tranh chấp, vi phạm tại Châu Âu sẽ được xử lý bằng trọng tài quốc tế.

Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán vào EU phải đảm bảo tuyệt đối về số lượng, chất lượng, tiến độ giao hàng. Hàng hóa sau khi lưu thông còn có một lực lượng rất đông tổ chức, người tiêu dùng đánh giá về khâu hậu kiểm. Đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam điều đó không đơn giản.

“Thực hiện tốt được điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức để cạnh tranh tại tất cả các thị trường khó tính khác, và nhiều cơ hội hơn tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu, bỏ được việc phụ thuộc vào một vài thị trường.” ông Lĩnh nói.

Cần sự vào cuộc của các bên

Thủy sản Việt Nam hiện nay bị gắn thẻ vàng do hoạt động đánh bắt khai thác thủy sản của Việt Nam chưa tuân thủ các quy định của IUU. Việc khắc phục của Việt Nam vẫn bị đánh giá là chưa đủ thuyết phục Ủy ban châu Âu. Vì vậy, hàng thủy sản hiện nay vẫn cò gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường EU.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, Việt Nam cũng có những lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được, vì vậy, nếu doanh nghiệp chịu thay đổi, tận dụng tốt các ưu đãi. Ngành thủy sản sẽ thực hiện được mục tiêu GDP tăng trưởng trên 7%, và 5 – 10% GDP sẽ tăng trưởng 2 con số trong một thời hạn nhất định.

“Nhiệm vụ của các nhà quản lý hiện nay là thay đổi cơ chế cho phù hợp và thích ứng với EVFTA. Còn doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi mới có thể tận dụng được các ưu đãi của hiệp định. EVFTA sẽ là động lực chống trì trệ trong thời gian tới” Ông Trần Văn Lĩnh cho biết.

Theo bà Cao Thị Kim Lan – TGĐ Công ty CP Thủy sản Bình Định, Ủy viên VASEP cần phát huy vai trò của Bộ Nông nghiệp và các địa phương trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU. Nếu thẻ vàng IUU của Ủy ban Châu Âu như một “gánh nặng” hiện hữu của xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì việc thông qua EVFTA lại là “cú đỡ”, là động lực để doanh nghiệp “bứt phá” và tăng thị phần tại thị trường EU.

“Bài toán duy nhất hiện nay của thủy sản đó là cần phải cấp bách tháo gỡ cảnh cáo của Ủy ban Châu Âu (EC) về nguồn gốc xuất xứ thủy sản. Cần sự chung tay, đồng bộ của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, từng địa phương, từng cảng cá và ngư dân. Như thế, các lô hàng thủy sản mới đủ điều kiện xuất xứ. Từ đó EC mới gỡ “thẻ vàng” và doanh nghiệp mới tiếp cận được ưu đãi. Sau đó mới có thể thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng" - bà Cao Thị Kim Lan nói.

(Theo DĐDN)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục