Tại Hội thảo “Thị trường thủy sản Trung Quốc – xu hướng và triển vọng” do VASEP phối hợp với Tổng cục Thủy sản (D-Fish) tổ chức ngày 26/8/2015, đại diện VASEP đã có bài trình bày báo cáo về sản xuất, xuất nhập khẩu thủy sản Trung Quốc, xu hướng tiêu thụ, tình hình XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc, những khó khăn, thuận lợi và dự báo.

 Dưới đây là nguyên văn báo cáo của VASEP:

I.TỔNG QUAN THỦY SẢN TRUNG QUỐC

1. Sản xuất:

Năm 2014, Trung Quốc sản xuất được 64,5 triệu tấn thủy sản, tăng 4,5% so với năm 2013. Thủy sản nuôi đạt 47,62 triệu tấn, chiếm 73,83% tổng lượng thủy sản,  tăng 4,9% trong khi thủy sản khai thác đạt 16,88 triệu tấn, tăng 3,5%. Tăng trưởng sản lượng thủy sản của Trung Quốc ổn định ở mức 4,5% tốt hơn so với tăng trưởng của các mặt thay thế là thịt lợn, gia cầm. Giá thủy sản Trung Quốc tăng nhanh hơn mức tăng của khối lượng thủy sản. 

Năm 2013, tăng trưởng của ngành thủy sản Trung Quốc cũng đạt 4,5%, với khối lượng 61,72 triệu tấn.

2. Xuất khẩu:

Năm 2014, Trung Quốc XK trên 4 triệu tấn thủy sản, trị giá trên 20,8 tỷ USD,tăng lần lượt 5% và 7%.

XK cá phile đông lạnh chiếm 22% với trên 1 triệu tấn, trị giá 4,6 tỷ USD, bao gồm các loại cá minh thái, rô phi, cá tuyết, cá hồi cá bơn, cá ngừ, cá da trơn…

XK cá rô phi phile đông lạnh đạt 170 nghìn tấn, trị giá 778,5 triệu USD, giảm 6% và 2%. Giá trung bình 4,57 USD/kg, tăng 5%.

XK tôm đạt 233 nghìn tấn, trị giá 2,55 triệu USD, giảm 14% về khối lượng và tăng 16% về giá trị. Giá trung bình 10,95 USD/kg, tăng 16%. Thị trường tiêu thụ chính là Malaysia, Hong Kong, Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.

Sản phẩm thủy sản XK của Trung Quốc, T1 – 4/2015

Sản phẩm

GT (nghìn USD)

KL (tấn)

T1-4/2014

T1-4/2015

% tăng, giảm

T1-4/2014

T1-4/2015

% tăng, giảm

Tổng thủy sản

5.903

5.961

1,0

1.138.780

1.183.939

4,0

Cá biển khác

1.594

1.596

0,2

452.031

465.434

3,0

Mực, BT

833

967

16,1

137.969

158.465

14,9

Tôm

681

548

-19,5

62.753

51.561

-17,8

NTHMV

437

471

7,7

77.001

81.320

5,6

Cua ghẹ

342

347

1,6

24.983

23.986

-4,0

Cá ngừ

195

282

44,7

38.335

58.703

53,1

Cá hồi

209

188

-10,1

36.360

30.108

-17,2

Cá rô phi

88

74

-15,4

38.768

34.011

-12,3

Cá tra

18

19

4,4

4.058

3.954

-2,6

TS khác

1.507

1.468

-2,5

266.522

276.397

3,7

3. Nhập khẩu:

Năm 2014, Trung Quốc NK 2,879 triệu tấn thủy sản, trị giá 6,8 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 11% về giá trị. Trung Quốc NK thủy sản từ 115 nước trên thế giới. Top 5 nguồn cung: Nga (18,5% thị phần), Mỹ (17,3%), Na Uy (7,8%), Canada (6,8%) và New Zealand (5,3%).

Trung Quốc NK nhiều nhất là sản phẩm cá nguyên con đông lạnh như cá minh thái, cá tuyết, cá hồi, cá thu, cá trích…phục vụ cho nhu cầu trong nước và chế biến XK.

NK tôm của Trung Quốc năm 2014 đạt 78 nghìn tấn, trị giá 555 triệu USD, tăng lần lượt 10% và 26% so với năm 2013. Giá trung bình 7,1 USD/kg, tăng 15%.

Sản phẩm thủy sản NK của Trung Quốc, T1 – 4/2015

Sản phẩm

GT (nghìn USD)

KL (tấn)

T1-4/2014

T1-4/2015

% tăng, giảm

T1-4/2014

T1-4/2015

% tăng, giảm

Tổng thủy sản

2.242.723

2.145.408

-4,3

984.999

966.769

-1,9

Cá biển khác

1.148.923

1.022.086

-11,0

736.859

687.809

-6,7

Cá hồi

204.890

172.924

-15,6

48.696

33.397

-31,4

Tôm

159.708

172.458

8,0

20.382

21.050

3,3

Cua ghẹ

183.734

162.374

-11,6

18.901

15.846

-16,2

Mực, BT

130.830

134.538

2,8

73.470

85.066

15,8

NTHMV

62.045

111.857

80,3

16.792

35.122

109,2

Cá ngừ

44.431

44.515

0,2

31.666

35.461

12,0

Cá tra

4.644

7.535

62,3

2.004.594

3.242

61,7

TS khác

303.518

317.121

4,5

36.227

49.776

37,4

4. Dự báo xu hướng tiêu thụ của TQ

Năm 2015, thủy sản tiếp tục giữ mức tăng trưởng như năm 2014. Bộ nông nghiệp Trung Quốc sẽ ưu tiên khuyến khích chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng, đa dạng các loài thủy sản nuôi, đồng thời hỗ trợ về bảo hiểm và để ngư dân tiếp cận với nguồn tín dụng cho ngành thủy sản.

Dự báo đến năm 2030, sản lượng thủy sản của Trung Quốc sẽ tăng 31,4%, chiếm 36,9% tổng sản lượng thủy sản thế giới. Với mức thu nhập tăng, nhu cầu thủy sản tăng, nhất là đối với thủy sản cao cấp, Trung Quốc có tiềm năng trở thành thị trường thủy sản trị giá 20 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Dự báo đến năm 2030, Trung Quốc sẽ chiếm 38% tiêu thụ thủy sản toàn cầu và để đáp ứng nhu cầu này, Trung Quốc đang tăng cường đầu tư nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, nhu cầu thủy sản của nước này đang tăng mạnh và ngày càng ảnh hưởng mạnh đến thị trường thủy sản thế giới.

Các nhà máy chế biến và người nuôi thủy sản ở TQ ngày càng quan tâm đến nhu cầu trong nước, trong khi các nước sản xuất phương Tây và châu Á khác sẽ cung cấp các loài giá trị cao như cá hồi, điệp và tôm hùm cho tầng lớp tiêu dùng mới ở TQ.

Tiêu thụ thủy sản tươi ngày càng gia tăng ở Trung Quốc, từ năm 2008 đến 2013 tăng 4,6% mỗi năm, lên tới 36,6 triệu tấn năm 2013 và dự báo sẽ tăng 5,9% tới 48,8 triệu tấn vào năm 2018.

Thủy sản sinh thái chỉ chiếm 0,5% doanh số của Trung Quốc.

Tiêu thụ bình quân đầu người dự kiến sẽ tăng 33,1 kg năm 2010 lên 35,9 kg năm 2020. Tầng lớp trung lưu và dân số trẻ ngày càng tăng sẽ tập trung mua các sản phẩm thủy sản NK vì được đánh giá là chất lượng cao và sản xuất trong môi trường trong lành. Thu nhập tăng cũng thúc đẩy nhu cầu thủy sản cao cấp trong nước và NK.

Các sản phẩm thủy sản nước ngọt như cá chép, tôm nước lợ sẽ tiêu thụ phổ biến tại nhà

Người tiêu dùng miền bắc Trung Quốc ưa chuộng các sản phẩm nuôi biển như cá đù vàng, cá hố.

Sản phẩm tiêu thụ phổ biến trong nước là hải sản NK như cá tuyết, mực ống, cá bơn và cá thu

Tôm, cua chế biến và cá rô phi phile ngày càng thông dụng với người tiêu dùng thành phối có phong cách sống bận rộn.

Thủy sản NK giá cao như tôm hùm, tu hài, cá hồi và cua thường được tiêu thụ ở các khách sạn, nhà hàng.

Dự báo tiêu thụ thủy sản tươi của Trung Quốc (nghìn tấn)

Loài

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Tăng

trưởng

 TB

2013-

2018

 

22.993

24.326

25.786

27.384

29.000

30.653

5,9%

Mực,

Bạch

tuộc và

NTHMV

9.609

10.080

10.584

11.135

11.669

12.206

4,9%

Giáp xác

4.011

4.332

4.687

5.076

5.482

5.899

8,0%

Tổng

36.613

38.738

41.057

43.595

46.151

48.758

5,9%

II. XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC

1.  Xuất khẩu thủy sản

XK THỦY SẢN VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 2004 – 2014

Năm

GT (triệu USD)

Tăng trưởng (%)

2005

134,401

2,4

2006

145,573

8,3

2007

152,710

4,9

2008

157,139

2,9

2009

201,723

28,4

2010

247,252

22,6

2011

347,905

40,7

2012

419,177

20,5

2013

572,717

36,6

2014

597,136

4,3

Trung Quốc là 1 trong những thị trường chính NK thủy sản của Việt Nam, đứng thứ 4, chiếm 8% tỷ trọng giá trị XK của Việt Nam trong năm 2014.

XK sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây, trong đó mặt hàng tôm đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng chung.

Tỷ trọng của tôm trong tổng XK thủy sản sang Trung Quốc tăng từ 13% năm 2003 lên trên 64% năm 2011 và 60% năm 2012 và 66,6% năm 2013 và 70% năm 2014

Năm 2014 XK TS Việt Nam sang Trung Quốc đạt 597 triệu USD, tăng 4,3%, tăng chậm hơn năm 2012 – 2-13

6 tháng đầu năm, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 269 triệu USD, giảm 0,8 % so với  304 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

XK tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất 57% với 153 triệu USD, giảm 28%.

XK cá tra đứng thứ 2, chiếm 26% và có chiều hướng tích cực với mức tăng trưởng gần 51% đạt 70 triệu USD.

XK mực, bạch tuộc, cua ghẹ và cá biển dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng khả quan (3- 35%).

Dự báo XK tôm sang thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới vì thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ ảnh hưởng đến tần lớp trung lưu làm giảm nhu cầu các sản phẩm giá cao. Tuy nhiên, cá tra và các loại cá biển đông lạnh khác có thể sẽ có cơ hội gia tăng tại thị trường này.

Sản phẩm thủy sản XK sang Trung Quốc & HK (USD)

Sản phẩm

 

T1-6/2015

% tăng, giảm

% tỷ trọng

Cá tra

Tổng

70.199.136

+50,7

26,1

 

HS16

243.660

-56,9

 
 

HS03

69.955.476

+52,1

 

Tôm

Tổng

153.369.586

-28,0

57,0

 

HS16

7.334.408

-20,6

 
 

HS03

146.035.177

-28,3

 

Cá ngừ

Tổng

5.887.280

-27,3

2.2

 

HS16

1.277.813

-30,8

 
 

HS03

4.609.468

-26,3

 

Nhuyễn thể

 

12.089.259

+13,8

4.5

Cua ghẹ

 

2.717.541

+34,9

1.0

Cá biển

 

24.781.548

+3,1

9.2

2. XK tôm sang thị trường Trung Quốc

Từ năm 2012, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn thứ 4 NK tôm của Việt Nam, chiếm 11,2% tỷ trọng. XK tôm sang thị trường này liên tục gia tăng qua các năm. Tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Giá tôm XK sang TQ khá ổn định. Trong giai đoạn từ 2000 -2006, giá tôm tăng từ 6,53 USD/kg lên mức cao nhất là 8,68 USD/kg năm 2002 rồi giảm xuống trong những năm tiếp theo. Từ năm 2006 - 2012, giá tôm XK sang TQ duy trì trong khoảng 7,5 - 8,5 USD/kg và dự báo có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

 

XK tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Năm

Sản lượng (Tấn)

Tốc độ tăng sản

 lượng (%)

Kim ngạch

( Triệu USD)

Tốc độ tăng kim

ngạch (%)

2000

3918

3,5

25,573

-15,6

2001

3153

-19,5

25,063

-2,0

2002

4284

35,9

37,205

+48,4

2003

2881

-32,7

19,683

-47,1

2004

2817

-2,2

19,933

+1,3

2005

3967

40,8

28,998

+45,5

2006

4275

7,8

34,496

+19,0

2007

4584

7,2

36,790

+6,7

2008

6049

32,0

48,919

+33,0

2009

12985

114,7

99,541

+103,5

2010

        19187

         47,8

    144,423

         +45,1

2011

         27565

        43,7

     223,664

          +54,9

2012

         30235

        9,7

     255,431

          +14,2

2013

          -

          -

     381,171

          +49,1

2014

             -              -

      414,065

          +8,6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. XK cá tra sang Trung Quốc

Tính đến hết tháng 6/2015, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này. Việt Nam là nguồn cung cá tra số 1 và duy nhất cho thị trường Trung Quốc.

Đây là thị trường tiềm năng “thay thế” cho một số thị trường NK lớn đang bị chững, nhiều DN XK đánh giá, đây không phải là thị trường XK bền vững trong tương lai.

XK CÁ TRA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC

Năm

KL (tấn)

GT (triệu USD)

Tăng trưởng GT (%)

Giá TB (USD/kg)

2005

16.353

32.379

 

1,98

2006

17.678

37.377

15,4

2,11

2007

18.214

38.803

3,8

2,13

2008

18.519

35.975

-7,3

1,94

2009

19.481

35.338

-1,8

1,81

2010

23.752

42.941

21,5

1,81

2011

 

55.488

29,2

 

2012

 

72.967

31,5

 

2013

 

91.114

24,9

 

2014

 

113.152

24,2

 

 

3 nguyên nhân XK cá tra sang Trung Quốc tăng năm 2015

- XK khó khăn tại các thị trường NK lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các DN chuyển hướng sang thị trường tiềm năng mới và lớn là Trung Quốc.

- Nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc và DN Trung Quốc NK để SX và XK cá tra sang thị trường Mỹ tăng.

- Chính phủ TQ đưa ra nhiều chính sách mới nhất là gói tín dụng trị giá 20 tỷ NDT + một số chính sách khác khuyến khích các DN NK.

Trung Quốc - Thị trường tiềm năng nhưng không bền vững?

Mặc dù, đây là thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam, tuy nhiên, hiện hoạt động giao thương lại đang tấp nập qua đường tiểu ngạch.

Chỉ hơn 10% sản phẩm NK được đưa vào các nhà hàng, phần lớn là tiêu thụ nội địa và dùng với mục đích khác. Do đó, yêu cầu về chất lượng không được quá coi trọng tại thị trường này. Đây cũng là điểm rủi ro, thách thức và báo động về XK cá tra nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung sang thị trường này.

Vừa tiềm ẩn rủi ro về giá, hình thức thanh toán, yêu cầu chất lượng… đây là thị trường không ổn định nhưng có thể là thị trường thay thế tiềm năng trong khi phần lớn các thị trường lớn đang gặp khó.

4. Dự báo Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc

Dự báo XK tôm sang thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới vì thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ ảnh hưởng đến tần lớp trung lưu làm giảm nhu cầu các sản phẩm giá cao.

Việc TQ phá giá đồng NDT (đầu tháng 8) sẽ ảnh hưởng đến XK của VN bởi tương quan giá sẽ càng ngày càng cao, khiến sản phẩm của chúng ta mất tính cạnh tranh với TQ.

Tuy nhiên, cá tra và các loại cá biển đông lạnh khác có thể sẽ có cơ hội gia tăng tại thị trường này.

Năm 2015:  dự báo XK thủy sản sang TQ đạt khoảng 580 triệu USD, giảm gần 3%.

Triển vọng dài han: XK thủy sản sang Trung Quốc vẫn có cơ hội đẩy mạnh hơn nữa vì sức mua của nền kinh tế lớn này sẽ ngày một gia tăng.

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG XK THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC

1. Thuận lợi

-Về đặc điểm thị trường Trung quốc: là thị trường lớn và tiềm năng cho XK thủy sản VN. Kinh tế Trung quốc đang trên đà tăng trưởng mạnh. Nhu cầu về thủy sản của Trung Quốc tăng cao với chất lượng từ thấp lên đến cao.

- Về vị trí địa lý: Việt Nam là nước có chung biên giới với Trung quốc nên có quan hệ buôn bán từ lâu đời, việc nắm bắt và hIểu đặc tính và nhu cầu của người Trung quốc trở nên dễ dàng hơn. VIệt nam có thể vận chuyển thủy sản cả đường bộ và đường biển với thời gian và quãng đường ngắn.

-Về yêu cầu sản phẩm: Yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật không cao như các thị trường lớn khác.

2. Khó khăn

-TQ đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên thủy sản, nhưng chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về XNK thủy sản.

-Trở ngại lớn nhất trong việc giao thương với TQ hiện nay là đàm phán, buôn bán. Người TQ có thói quen mặc cả rất nhiều do vậy “ giá chót ” thực tế mới là giá khởi điểm để đàm phán, điều này đòi hỏi các chuyên viên đàm phán của ta phải rất nhẫn nại, phải xác định được đối tác có phải là người quyết định cuối cùng không.

-TQ quản ngoại tệ rất chặt nên số lượng các công ty VN được phép thanh toán bằng USD rất hạn chế và hầu hết là TQ chưa thực hiện phổ biến theo thông lệ quốc tế bằng L/C. Xét về mức độ an toàn trong thương mại thì việc thanh toán theo đường biển có nhiều rủi ro. Hơn nữa mức thuế đánh vào mặt hàng hải sản nhập khẩu thường cao hơn thị trường Mỹ, Nhật và các nước châu Á khác.

Từ năm 2012, TQ ra quy định yêu cầu hàng thủy sản XK sẽ phải đăng ký thông tin với cơ quan thẩm quyền TQ nếu muốn vào thị trường này.  DN thủy sản VN phải đăng ký thông tin về việc XK với Ủy ban Quản lý giám sát chứng nhận công nhận quốc gia TQ.

-Thị trường không ổn định về cả lượng NK và giá.

-Về phía VN: trở ngại lớn nhất là thủ tục hải quan tại các khu vực cửa khẩu. Cho đến nay chúng ta vẫn còn lấn cấn về quy chế và chính sách, không thông thoáng linh hoạt như phía TQ. TQ không quan tâm đế chính ngạch và tiểu ngạch, miễn có lợi là làm. Họ sãn sàng đưa cơ chế vào chỗ khó khăn, ví dụ hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân chịu thế 100% thì qua bằng đường sông chỉ 50%.

-DN thiếu thông tin về xu hướng và sự biến động của thị trường, nên dễ gặp rủi ro.

-XK chủ yếu dạng nguyên liệu thô, giá trị không cao, không sử dụng hết lực lượng lao động trong nước.

- Đặc biệt tình trạng thương lái thu gom thủy sản nguyên liệu, đặc biệt là tôm và mực, bạch tuộc dạng nguyên liệu (chưa qua chế biến) đưa qua đường tiểu ngạch sang TQ, khiến nhiều DN VN  thiếu nguyên liệu chế biến, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký với các đối tác. Việc ồ ạt thu mua XK tôm nguyên liệu có thể dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu xuất khẩu, xuất thô nguyên liệu ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chiến lược phát triển ngành và hiệu quả đầu tư. Khi thương lái mua theo hình thức trên, vấn đề chất lượng, đặc biệt kháng sinh và tạp chất trong tôm có nguy cơ không kiểm soát được, ảnh hưởng đến hình ảnh tôm của VN.

Báo cáo khác

Ms. Nguyễn Trang
Email: nguyentrang@vasep.com.vn
Tel: (+84-24) 37715055 - ext. 212
Fax: (+84 24) 37715084
Phone: (+84) 906 151 556