(vasep.com.vn) Tuy nhu cầu bạch tuộc và mực ống còn thấp nhưng các loài nhuyễn thể này vẫn phổ biến tại thị trường EU. Thị trường mực bạch tuộc Nhật Bản đang tăng trưởng mạnh.

Các nước sản xuất bạch tuộc như Ma rốc và Tây Ban Nha đều thực hiện các biện pháp để tăng trữ lượng loài này. Marốc ban hành lệnh cấm khai thác trong tháng 4 – 5/2013 để tăng 130% nguồn sinh khối so với thời điểm mùa xuân năm 2012. Tây Ban Nha đang thực hiện kế hoạch quản lý nguồn lợi trong mùa khai thác 2013 – 2014 nhằm giải quyết định trạng cập cảng sụt giảm từ 3.200 tấn xuống còn 1.800 tấn năm 2012. Nguồn trữ lượng bạch tuộc của Mauritania dồi dào nên sản lượng đánh bắt tăng.

Trong quý đầu năm 2013, Nhật Bản tăng NK bạch tuộc từ Marốc và Mauritania; tuy nhiên vẫn chủ yếu tăng NK từ Marốc trong khi nguồn cung từ Mauritania vẫn biến động.

Năm 2012, NK bạch tuộc vào Nhật Bản tăng mạnh. Xu hướng này vẫn tiếp tục trong quý đầu năm 2013 với mức tăng trưởng 87% so với cùng kỳ năm 2012, chủ yếu từ Marốc và Mauritania. NK từ Marốc tăng 8 lần, từ Mauritania tăng 47%. Ngược lại, NK từ Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn này giảm. NK từ các nước khác không có biến động đáng kể.

Từ tháng 8 – 9/2012, bạch tuộc tại thị trường Nhật Bản không gặp biến động về giá, cho thấy thị trường đang rất ổn định.

Tại thị trường EU, kinh doanh bạch tuộc tăng nhưng không mạnh mẽ như tại thị trường Nhật. NK bạch tuộc vào Italy tăng 9%, Tây Ban Nha (41%). Ma rốc cũng là nhà cung cấp chính cho hai thị trường này.

Đối với sản phẩm mực ống, dự kiến sản lượng cập cảng mực ống của Ấn Độ tăng sau khi hết lệnh cấm khai thác tại Tamil Nadu. Giá mực tăng vì thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, thị trường mực ống EU vẫn ảm đạm do suy thoái kinh tế, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ tại Hy Lạp và Italy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem chi tiết Báo cáo Thị trường nhuyễn thể thế giới của Globefish (trang 24 - 28) tại đây

Báo cáo khác

Ms. Nguyễn Trang
Email: nguyentrang@vasep.com.vn
Tel: (+84-24) 37715055 - ext. 212
Fax: (+84 24) 37715084
Phone: (+84) 906 151 556