I. THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
1. Xuất khẩu thủy sản sang Ấn Độ
· Ấn Độ hiện là thị trường lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Nam Á và là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
XK nông thủy sản sang Ấn Độ (triệu USD)
|
|
2009
|
2110
|
2011
|
2012
|
Cà phê
|
22,51
|
24,03
|
45,69
|
57,52
|
Hạt tiêu
|
15,03
|
18,5
|
36,3
|
38,40
|
Hạt điều
|
2,89
|
18,09
|
12,46
|
16,97
|
Thủy sản
|
-
|
4,62
|
12,13
|
14,93
|
· Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ luôn đạt mức độ tăng trưởng khả quan với tốc độ tăng ấn tượng. Trong 5 năm qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng trung bình khoảng 320 triệu USD/năm, với tỷ lệ là 46,22%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành hàng cũng như tăng về trị giá xuất khẩu, dần dần tạo được thương hiệu, chỗ đứng và niềm tin đối với người tiêu dùng tại thị trường này.
· Nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam là nhóm hàng có kim ngạch lớn thứ 2 trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ. Ấn Độ mỗi năm xuất khẩu hơn 500.000 tấn gia vị các loại với tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 1,7 tỷ USD. Vì vậy, Ấn Độ cần nhập các mặt hàng nông sản của Việt Nam như cà phê, hạt tiêu, hạt điều… để chế biến và thêm phần giá trị gia tăng, sau đó sẽ tái xuất. Đây là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh trong dài hạn của Việt Nam, mặc dù giá trị gia tăng còn thấp.
· Trong nhóm hàng nông sản thủy sản: mặt hàng thủy sản có kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng thấp nhất. Mặt hàng này cũng mới chỉ được đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ từ năm 2010. Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của hàng thủy sản đạt gần 5 triệu USD. Việc hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị mà Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ là vì nước này là quốc gia có sản xuất thủy sản lớn trên thế giới và đang gia tăng xuất khẩu.
· Việt Nam XK sang Ấn Độ chủ yếu là cá tra, chiếm trung bình 58- 100% giá trị qua các năm, còn lại số ít là các sản phẩm cá biển như chả cá surimi và tôm chân trắng.
· Năm 2013, Việt Nam chỉ xuất được cá tra sang Ấn Độ, trong khi phải NK các sản phẩm thủy sản khác từ nước này:
XK thủy sản Việt Nam sang Ấn Độ (theo sản phẩm) (GT: USD)
|
Stt
|
Mặt hàng XK
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
1
|
Cá khô thuộc mã 0305 (trừ cá ngừ, cá tra)
|
14.379
|
-
|
11.100
|
-
|
-
|
2
|
Chả cá và surrimi (bao gồm cả các sản phẩm làm từ cá ngừ, cá tra)
|
39.200
|
336.300
|
286.000
|
104.000
|
-
|
3
|
Phile cá và các loại thịt cá (không bao gồm chả cá và surimi( (trừ cá ngừ, cá tra) thuộc mã 0304
|
63.158
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4
|
Cá chế biến đóng hộp (trừ cá ngừ, cá tra) (thuộc mã 16)
|
-
|
-
|
8.643
|
-
|
-
|
Cộng: cá các loại khác (thuộc mã 0301 đến 0305, và 1604, trừ cá ngừ, cá tra)
|
116.737
|
336.300
|
305.743
|
104.000
|
|
5
|
Cá ngừ thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi)
|
80.438
|
|
|
138.750
|
|
Cộng: cá ngừ (thuộc mã 03 &16)
|
80.438
|
|
|
138.750
|
|
6
|
Cá tra sống/tươi/đông lạnh/khô (thuộc mã 03) (trừ cá thuộc mã 0304)
|
|
539
|
|
|
1.421
|
7
|
Cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi)
|
556.487
|
2.884.319
|
7.118.027
|
10.566.438
|
14.282.027
|
Cộng: Cá tra (thuộc mã 03 &16)
|
556.487
|
2.884.888
|
7.118.027
|
10.566.438
|
14.283.448
|
8
|
Tôm sú tươi/đông lạnh (thuộc mã 03)
|
-
|
-
|
288834
|
-
|
-
|
9
|
Tôm chân trắng sống/ tươi/ đông lạnh (thuộc mã 03)
|
-
|
1.394.539
|
4.415.450
|
4.124.597
|
-
|
Tôm: Tôm các loại (thuộc mã 03 &16)
|
|
1.394.539
|
4.704.284
|
4.124.597
|
|
Tổng cộng:
|
753.661
|
4.615.727
|
12.128.054
|
14.933.785
|
14.283.448
|
Tăng trưởng (%):
|
|
512,4
|
162,8
|
23,1
|
-4,4
|
2. Nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ
· Từ năm 2011, Ấn Độ luôn giữ vị trí đứng đầu cung cấp thủy sản cho Việt Nam, chiếm khoảng 20% giá trị NK, chủ yếu cung cấp tôm sú, tôm chân trắng và các mặt hàng hải sản phục vụ cho hoạt động chế biến XK của DN Việt Nam. Trong đó, tôm chiếm tới 90% giá trị NK, còn lại là cá ngừ và mực, bạch tuộc.
· Những năm trước, Việt Nam NK từ Ấn Độ nhiều tôm sú hơn tôm chân trắng, nhưng năm 2013, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 51%, tăng gấp hơn 3 lần so với tỷ trọng năm 2012), tôm sú chiếm 37%, giảm một nửa tỷ trọng so với 2012.
Nguyên nhân: Ấn Độ giảm nuôi tôm sú, sản lượng tôm chân trắng tăng do không bị ảnh hưởng bởi dịch EMS, nhu cầu tôm chân trắng của thế giới tăng cao.
NK thủy sản từ Ấn Độ vào Việt Nam năm 2009 – 2013 (USD)
|
Sản phẩm
|
2009
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
Tôm
|
3.914.003
|
4.672.522
|
79.362.442
|
53.705.313
|
112.250.481
|
Cá ngừ
|
155.960
|
46.820
|
408.213
|
553.513
|
1.373.594
|
Mực, bạch tuộc
|
1.734.652
|
1.820.647
|
4.477.928
|
2.410.380
|
9.295.611
|
NTHMV
|
|
145.000
|
105.600
|
|
150.684
|
Cua ghẹ, giáp xác khác
|
|
43.133
|
136.015
|
45.661
|
|
Cá khác
|
396.380
|
427.958
|
1.691.064
|
478.640
|
283.502
|
Tổng
|
6.672.089
|
7.156.079
|
86.181.261
|
57.193.506
|
123.353.873
|
Tăng trưởng (%)
|
|
7,3
|
1.104,3
|
-33,6
|
115,7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG THƯƠNG MẠI THỦY SẢN VỚI ẤN ĐỘ
1. Nhu cầu nhập khẩu (NK) thủy sản của Ấn Độ trong thời gian 3-5 năm tới là chưa cao do Ấn Độ là nước SX và XK thủy sản lớn. Ấn Độ chủ yếu NK cá tra từ Việt Nam.
2. Cơ chế thanh toán cũng còn những khó khăn, bất cập….
3. Thuế NK thủy sản ở mức cao (trung bình 30% đối với thủy sản, tương đương với các nguồn cung cấp khác, nhưng cao hơn nhiều so với mức 1,5% đối với Trung Quốc).
4. Theo thông tin của một số DN và các nhà nhập khẩu thủy sản Ấn Độ thì thuế NK cá tra vào Ấn Độ đang ở mức khá cao 36%, trong khi thuế NK các loại cá thịt trắng khác hoặc tương tự lại thấp hơn, ví dụ: thuế NK cá cá hồi của Ấn Độ là 10%.
5. Trong tình hình khan hiếm nguyên liệu trong nước như hiện nay, DN phải chủ động NK nguyên liệu từ nước ngoài về để sản xuất xuất khẩu (SXXK) trong đó có các mặt hàng tôm từ Ấn Độ, gia tăng kim ngạch XK, không có hoặc rất ít việc nhập cho tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, DN Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn chủ yếu ở các quy định và thủ tục nhập khẩu phía Việt Nam. Cụ thể:
- DN NK tôm từ Ấn Độ, và thủ tục sẽ do Cục Thú y là cơ quan trực tiếp quản lý, kiểm soát. Khi kiểm tra giấy Chứng nhận ATTP kèm lô hàng NK (H/C), Cục Thú y lại yêu cầu giấy H/C phải có câu "fit for human consumption" và phải theo đúng mẫu H/C của Ấn Độ thì Cục Thú y mới giải quyết các thủ tục để làm Thông quan.
- Bên cạnh khó khăn liên quan đến kiểm tra giấy H/C cho lô hàng NK, DN còn gặp vướng mắc về thủ tục cấp giấy phép NK đối với lô hàng nhập để sản xuất xuất khẩu (SXXK). Quy trình hiện nay khá mất thời gian, đã làm phát sinh nhiều chi phí lưu container, lưu kho, lưu bãi của DN..
- Nhiều DN và cả CQTQ Ấn Độ (EIC) đề nghị phía Việt Nam giải quyết nhanh các Thủ tục liên quan đến việc phê duyệt các DN Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam (theo Thông tư 25/2010/BNNPTNT và TT51/2010/BNNPTNT), vì nhiều đơn vị đã qua EIC gửi hồ sơ sang nhưng phải chờ thời gian khá lâu, trong khi CQTQ Việt Nam (NAFIQAD) chưa công bố rộng rãi và áp dụng TT51/2010/BNNPTN là: không cần áp dụng đăng ký cơ sở XK thủy sản nếu XK để cho mục đích SXXK và gia công XK
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN trong thương mại thủy sản với Ấn Độ và với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa XK thủy sản sang thị trường Ấn Độ, Hiệp hội VASEP kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT như sau:
1. Trao đổi và đàm phán với phía Ấn Độ để có được mức thuế NK cá tra vào Ấn Độ phù hợp hơn, ít nhất tương quan với các loại cá khác và cá hồi, nhằm hỗ trợ cho các DN Việt Nam và Ấn Độ, thúc đẩy thương mại.
2. Sớm sửa và phê duyệt ban hành Thông tư thay thế Thông tư 06/2010/BNNPTNT về thủ tục kiểm dịch, trong đó đề nghị đơn giản hóa thủ tục cấp phép NK đối với hàng thủy sản nhập khẩu để SXXK và gia công XK (chỉ cần đăng ký một lần và tại Trung tâm Thú y Vùng để DN có thể nhanh chóng có được Giấy phép, thay vì phải làm thủ tục này ngoài Cục Thú y tại Hà Nội).
3. Cục NAFIQAD công bố rộng rãi và thông báo cho CQTQ các nước về nội dung Thông tư 51/2010/BNNPTNT, và giảm bớt thủ tục Đăng ký và Phê duyệt danh sách các Cơ sở XK của nước ngoài nếu là XK cho mục đích SXXK và gia công XK.