Công văn số 41/2014/CV-VASEP: Đề xuất kiến nghị về Thuế GTGT.

41/2014/CV-VASEP
10/03/2014
11/03/2014 12:51:47 CH
VASEP
Ngày 10/03/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 41/2014/CV-VAEP về việc đề xuất kiến nghị về thuế GTGT.

Trên cơ sở nghiên cứu Nghị định 209/2013/NĐ-CP (NĐ 209) ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT và Thông tư 219/2013/TT-BTC (TT 219) ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và triển khai lấy ý kiến các DN hội viên, Hiệp hội VASEP có ý kiến về việc đề xuất các kiến nghị về thuế GTGT như sau:

1. Về đối tượng không chịu thuế GTGT:

Tại Điều 4, TT 219 có quy định về những đối tượng sau (liên quan tới lĩnh vực thủy sản) thuộc đối tượng không chịu thuế như: Sản phẩm thủy hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu; Sản phẩm là giống: bao gồm trứng và con giống; Bảo hiểm tàu thuyền, trang thiết bị phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập; Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; Xuất bản, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, …

Tuy nhiên, xét với thực tế thì TT219 còn chưa quy định rõ hoặc chưa tính đến 1 đối tượng rất đặc thù và quan trọng: Hàng XK của DN trả về (hay gọi là “tái nhập hàng trả lại” theo Điều 55 TT 128/2013) để thuận tiện, phù hợp với thực tế và thống nhất cách thực thi của cả các CQ Hải quan và DN. Nguyên do:

(1)      Đối với hàng XK bị trả về (với nhiều nguyên nhân: có thể do khách hàng không thanh toán DN phải kéo hàng về, hoặc do rào cản phát sinh DN biết trước cũng kéo hàng về, có thể do 1 số lỗi về kỹ thuật bao bì, chất lượng...), DN phải chịu nhiều tổn thất về chi phí vận chuyển 2 chiều rất lớn, cộng với việc tồn đọng vốn, nếu không tái xuất được thì DN càng tổn thất nặng hơn. Trong khi đó, khi bị trả về, nếu DN còn phải đóng thuế GTGT thì càng gây thêm khó khăn cho DN về vốn. Trong trường hợp DN đăng ký tái xuất hàng trong thời gian quy định, cần xem xét hàng trả về như hàng tạm nhập tái xuất nếu theo quy định: Hàng tạm nhập tái xuất là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng đó ra khỏi Việt Nam.

(2)      Theo thông tư 128/2013/TT-BTC (TT128) ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì có hướng dẫn rõ thủ tục hải quan với ”hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất” và ”hàng xuất khẩu bị trả về” tại 2 Điều của Thông tư:

·   Điều 41 - Thủ tục hải quan đối với “hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất”

·   Điều 55 - Thủ tục hải quan đối với “hàng xuất khẩu bị trả lại”, và thống nhất gọi là tái nhập hàng trả lại

(3)      Trước đây, hàng xuất khẩu đi bị trả về để gia công tái chế rồi tái xuất thì cho ân hạn thuế VAT + thuế NK trong vòng 30 ngày. Trong thời gian đó thì DN làm hồ sơ xin không thu thuế, sau khi CQ Hải quan duyệt thì không phải thực thi hai loại thuế này. Điều này rất phù hợp với thực tế đối với hàng hóa của DN bị trả về. Còn hiện nay với TT128/2013, quá trình phải đưa hàng trả về DN đã rất tốn kém vì phải chịu nhiều chi phí, về Việt Nam lại phải đóng thuế ngay (gồm thuế NK + VAT luôn) hoặc phải có bảo lãnh Ngân hàng cho hai loại thuế này sẽ khiến cho DN đã khó lại càng khó thêm. 

Kiến nghị: Đưa đối tượng “Hàng XK của DN trả về (hay gọi là “tái nhập hàng trả lại”) vào đối tượng không chịu thuế GTGT và thuộc trong nhóm ”Hàng tạm nhập tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập” của Điều 4, TT129 kể trên.

2. Về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

Tại Khoản 2 Điều 5 TT 219 của Bộ Tài chính có quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.

Tuy nhiên nội dung trên chưa đề cập tới trường hợp: 1) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua máy móc thiết bị tạo tài sản cố định có kèm theo bảo hành của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Việt Nam; 2) Đối với máy móc, thiết bị NK tạo tài sản cố định theo dự án đầu tư được miễn thuế NK, không thực hiện công tác sửa chữa, bảo hành trực tiếp trên lãnh thổ VN trong thời hạn bảo hành.

Nguyên do: Đối với việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa. Nếu áp dụng thu thuế GTGT đối với các dịch vụ trên với thiết bị, máy móc nằm trong Danh mục thiết bị NK tạo tài sản cố định dự án đầu tư được miễn thuế NK, thì khó xác định: i) Ai là đối tượng đóng thuế này?; ii) Đối với trường hợp có bảo hành nhưng hết thời hạn bảo hành vẫn không phải thực hiện bảo hành tại Việt Nam thì có phải nộp thuế GTGT không?; iii) Việc bảo hành do nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của nhà cung cấp qua email hoặc điện thoại thì có phải nộp thuế GTGT không; iv) Trường hợp có ký quỹ bảo hành nhưng không sử dụng và thực hiện chuyển trả cho nhà cung cấp sau thời gian bảo hành có phải nộp thuế GTGT không?.

Kiến nghị: Bỏ quy định phải nộp thuế GTGT đối với dịch vụ bảo hành trên.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
8369/VPCP-NN 14/11/2024 Công văn Công văn 8369/VPCP-NN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
12433/BTC-TC 14/11/2024 Công văn Công văn 12433/BTC-TCT: xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính
127/CV-VASEP 15/11/2024 Công văn Công văn 127/CV-VASEP: thông tin về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, TTHC thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
124/CV-VASEP 14/11/2024 Công văn Công văn 124/CV-VASEP: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 11/11/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: về việc phản hồi văn bản số 520/CLCSYT-XHHYT&DS của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế
8293/BNN-KN 05/11/2024 Công văn Công văn 8293/BNN-KN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 05/11/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: kiến nghị sửa đổi một số nội dung thuộc Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 09/2016/NĐ-CP
5302/TCHQ-GSQL 30/10/2024 Công văn Công văn 5302/TCHQ-GSQL: ghi nhãn hàng hoá xuất khẩu