Tăng cường khả năng truy xuất và tính hợp pháp của thuỷ sản nhập khẩu

(vasep.com.vn) Hệ thống kiểm soát nghề cá của EU hiện đang được sửa đổi. Trong quá trình sửa đổi, các thay đổi được thực hiện theo hình thức các sản phẩm thuỷ sản muốn đi vào thị trường EU phải kèm theo Giấy chứng nhận khai thác. Để cho phép truy xuất nguồn gốc tốt hơn và cải thiện khả năng phát hiện thuỷ sản khai thác bất hợp pháp, điều quan trọng là thông tin cần thiết trên Giấy chứng nhận khai thác phải thay đổi để cung cấp các thông tin cần thiết sau:

1. Mã số của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) hoặc số nhận dạng tàu duy nhất khác (nếu mã số IMO không được áp dụng). Điều này cho phép truy tìm chính xác và hiệu quả các loài thuỷ sản nhập khẩu về tàu mà đã đánh bắt được loài thuỷ sản đó, ngay cả khi tàu đã thay đổi tên và quốc tịch.

Điều này rất quan trọng vì khó có thể truy xuất một lô hàng thuỷ sản về tàu đã đánh bắt nếu tàu này đã thay đổi tên hoặc quốc tịch – một chiến thuật thường được những người tham gia hoạt động đánh bắt bất hợp pháp sử dụng. Mã số IMO đi theo con tàu trong suốt vòng đời của nó, bất kể tàu có thay đổi tên, quốc tịch hay chủ sở hữu. Việc có mã số IMO là điều bắt buộc đối với các đội tàu của EU dài trên 15m đang đánh bắt ngoài các vùng biển của EU. Yêu cầu này nên được mở rộng áp dụng cho tất cả các tàu đủ điều kiện (EU và không phải của EU dài trên 12m). Điều này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các nhà đánh bắt muốn tiếp cận thị trường EU. Ngoài ra, nó sẽ đảm bảo sự liên kết và tuân thủ IMO cùng với các biện pháp của Các tổ chức Quản lý Nghề cá khu vực (RFMO) trong việc yêu cầu các tàu đánh bắt trong khu vực mà họ quản lý phải có mã số IMO.

2. Loại ngư cụ được tàu sử dụng trong hoạt động đánh bắt của mình. Điều này sẽ cho phép hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định xem hải sản nhập khẩu có được đánh bắt một cách hợp pháp bằng cách sử dụng các ngư cụ đã được cho phép hay không.

Điều này rất quan trọng vì một số loài ngư cụ bị cấm ở một số khu vưc, như lưới kéo được sử dụng để đánh bắt cá ngừ và cá kiếm tại biển Địa Trung Hải.

3. Thông tin chi tiết về khu vực đánh bắt và liên kết thông tin này với ngành đánh bắt. Bằng cách này các cơ quan có thẩm quyền sẽ có thể biết chính xác và rõ ràng về nơi và thời điểm hải sản được đánh bắt.

Đặc biệt, thông tin được cung cấp trên Giấy chứng nhận khai thác phải cho biết liệu hải sản được đánh bắt ngoài khơi hay từ các vùng biển thuộc thẩm quyền của một quốc gia ven biển (khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ)). Điều này rất quan trọng bởi các quy định đánh bắt khác nhau tuỳ thuộc vào nơi hải sản được đánh bắt, và thông tin này có thể hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền của EU trong việc xác định các mối liên hệ tại các khu vực pháp lý khác nhau khi kiểm tra chéo dữ liệu.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục