Quản lý nghề cá bền vững để đảm bảo an ninh lương thực

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đã nhấn mạnh, phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và quản lý nghề cá một cách hiệu quả là điều rất quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực và ổn định trong trong tương lai.

Tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người trên thế giới đã đặt mức kỷ lục mới 20,5kg/năm và sẽ tăng hơn nữa trong thập kỷ tới. Trước vấn đề này, một báo cáo mới đây của FAO đã nhấn mạnh sự phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và quản lý nghề cá một cách hiệu quả là rất quan trọng để duy trì các xu hướng này.

Theo báo cáo về “Thực trạng ngành Thủy sản Thế giới” (SOFIA), tổng sản lượng thủy sản dự kiến tăng lên 204 triệu tấn vào năm 2030, tăng 15% so với năm 2018, với thị phần của nuôi trồng thủy sản đã tăng lên mức 46% hiện nay. Mức tăng trưởng này bằng một nửa mức tăng trưởng đã được ghi nhận trong một thập kỷ trước, và điều này cho phép dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người sẽ đạt 21,5kg vào năm 2030.

Ông Qu Dongyu, Tổng Giám đốc của FAO đã chỉ ra rằng báo cáo về sự tăng trưởng của SOFIA đã chứng minh việc quản lý nghề cá hiệu quả sẽ giúp tăng cường và tái tạo lại các nguồn lợi thủy sản, việc không thực hiện các biện pháp này đe dọa sự đóng góp của các nguồn lợi này đối với an ninh lương thực và sinh kế.

Theo phân tích điểm chuẩn của SOFIA, khoảng 34,2% trữ lượng thủy sản được đánh bắt ở mức không bền vững về mặt sinh học.

Tuy nhiên, xu hướng bền vững đối với những loài quan trọng đang được cải thiện. Sản lượng khai thác của tất cả các loài cá ngừ đạt mức cao nhất vào năm 2018 khoảng 7,9 triệu tấn và 2/3 trong số các nguồn lợi này hiện đang được đánh bắt ở mức bền vững về mặt sinh học, nguồn lợi đã tăng 10% chỉ trong 2 năm.

COVID-19

Mặc dù SOFIA dựa trên thông tin trước thời điểm diễn ra Covid-19, nhưng thông tin cơ bản mà báo cáo này cung cấp đã giúp cho FAO trả lời về các giải pháp kỹ thuật và việc can thiệp có mục đích đối với nông ngư nghiệp, những lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch.

Hoạt động đánh bắt trên toàn cầu có thể đã giảm 6,5% do hạn chế và thiếu lao động vì tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, theo phụ lục trong báo cáo SOFIA của FAO.

Sự gián đoạn vận tải quốc tế đã ảnh hưởng đặc biệt tới hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản để xuất khẩu, trong khi việc giảm bớt các hoạt động du lịch và đóng cửa các nhà hàng đã ảnh hưởng tới các kênh phân phối các loài thủy sản, mặc dù doanh số bán lẻ vẫn ổn định hoặc tăng đối với các sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp, tẩm ướp và hun khói với thời hạn sử dụng lâu.

Xu hướng nguồn thủy sản toàn cầu

Báo cáo SOFIA cũng nhấn mạnh:

·     Sản lượng thủy sản toàn cầu ước đạt khoảng 179 triệu tấn vào năm 2018, với tổng giá trị thu về ban đầu ước đạt 401 triệu USD.

·     Các sản phẩm thủy sản nuôi chiếm 46% tổng sản lượng và 52% lượng thủy sản được tiêu thụ bởi con người.

·     Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nổi bật vì ngành nuôi trồng thủy sản của nước này đang có sự phát triển cao, nước này đã sản xuất nhiều sản phẩm thủy sản nuôi hơn sản lượng của các nước khác trên thế giới cộng lại từ năm 1991.

·     Sản lượng nuôi trồng thủy sản sự kiến tăng 48% tại Châu Phi, góp phần giảm thiểu mức giảm dân số dự kiến trong tiêu thụ thủy sản bình quân theo đầu người tại lục địa này.

·     Cá cơm đang là loài được đánh bắt nhiều nhất từ các vùng biển, nhờ sự phục hồi sản xuất tại Peru và Chile, tiếp đến là cá minh thái Alaska và cá ngừ vằn.

·     Đánh bắt trong đất liền – một nguồn thực phẩm đáng kể ở nhiều nước bị hạn chế về thực phẩm đạt mức cao nhất, 12 triệu tấn.

·     Tiêu thụ thủy sản chiếm 1/6 lượng protein lấy từ động vật được tiêu thụ bởi dân số trên toàn cầu, và hơn một nửa các quốc gia như Bangladesh, Campuchia, Gambia, Ghana, Indonesia, Sierra Leone, Sri Lanka và một số quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDS).

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục