OPAGAC kêu gọi EU rà soát lại thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc

(vasep.com.vn) Hiệp hội các Nhà sản xuất Cá ngừ cỡ lớn đông lạnh (OPAGAC) đã kêu gọi Liên minh Châu Âu sửa đổi các tiêu chí đối với thủy sản nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việc tham gia công ước 188 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của EU yêu cầu ban hành các quy định nhằm đảm bảo người tiêu dùng EU không tiêu thụ cá từ các tàu có sử dụng nô lệ trên tàu hoặc từ các tàu không cung cấp các điều kiện xã hội tối thiểu hay mức lương tối thiểu được nêu bởi ILO cho các lao động nghề cá. OPAGAC cho biết EU hiện chưa thực hiện những điều này.

Ông Julio Morón, Giám đốc điều hành của OPAGAC cho biết Châu Âu không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ trước những sự thật này và nhập khẩu thủy sản từ những tàu này, bao gồm cả những người được miễn thuế, được tiêu thụ nội địa bởi người dân EU.

Ông này cũng chỉ ra cái chết của 4 lao động người Indonesia làm việc trên tàu Long Xing 629, một tài câu vàng của Trung Quốc là lý do cần có một cuộc điều tra đối với các biện pháp của EU. Theo Tổ chức Công lý Môi trường (EJF) và Hội những người ủng hộ Luật Lợi ích Công, người lao động trên tàu đã phải làm việc 18 giờ/ngày, bị bạo lực về thế xác và buộc phải tham gia các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp. Theo báo cáo, 4 người đã bị bị chết vì sưng, đau ngực và khó thở trong nhiều tuần và bị từ chối chăm sóc y tế. Chính phủ Indonesia đã mở một cuộc điều tra đối với công ty Dalian Ocean Fishing, Công ty Cổ phần của Công ty vận hành tàu Long Xing 629 và 31 tàu cá ngừ khác.

Cuộc khủng hoảng về y tế do Covid-19 gây ra và tác động của nó tới sự an toàn và sức khỏe của các thuyền viên quốc tế làm việc trên các tàu đánh bắt cá ngừ trên thế giới đã nhấn mạnh tình hình của lao động trong đội tàu của Trung Quốc, vì họ thường xuyên bị bỏ rơi mặc cho số phận khi ở trên tàu.

Ngược lại, đội tàu cá ngừ của Châu Âu đã nỗ lực rất nhiều để vượt qua vô số chướng ngại và giải thoát các thủy thủ một cách an toàn. Ông Julio Morón cho biết Châu Âu không thể thờ ơ với sự phân biệt đối xử mà họ đang thực hiện, trong trường hợp này chống lại đội tàu của EU trong khi thả lỏng đối với Trung Quốc, và với một sản phẩm được sử dụng bởi hầu hết các công dân Châu Âu.

EU đã tăng cường nhập khẩu cá ngừ được đánh bắt bởi các đội tàu của Trung Quốc và Nam Á, từ tổng khối lượng cá ngừ tiêu thụ của EU trong năm 2012 lên 53% trong năm 2019, đạt 79.500 tấn cá ngừ.

Theo quan điển của OPAGAC, điều này đã gây ra bất lợi cho các nhà sản xuất Tây Ban Nha, những người đang tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục