Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với khai thác IUU được chú trọng trong đàm phán thủy sản

Nhóm đàm phán về các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tiếp tục thảo luận về một dự thảo văn bản hợp nhất về việc chấm dứt trợ cấp thủy sản có hại trong một loạt cuộc họp vào cuối tháng 5.

Các thành viên tập trung vào đối xử đặc biệt và khác biệt (S&DT) đối với các nước đang phát triển như được đề cập trong chương đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU) của văn bản dự thảo hợp nhất. Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 của WTO (MC11) và mục tiêu 14.6 phát triển bền vững của Liên hiệp quốc trao cho các nhà đàm phán nhiệm vụ đảm bảo một thỏa thuận về loại bỏ trợ cấp đối với khai thác IUU và cấm một số hình thức trợ cấp thủy sản góp phần gây ra tình trạng dư thừa và đánh bắt quá mức vào cuối năm 2020.

Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với khai thác IUU được chú trọng trong đàm phán thủy sản
Khai thác IUU được chú trọng trong đàm phán thủy sản.

Vào tháng 3/2020, cuộc khủng hoảng Covid-19 dẫn đến việc tạm dừng các cuộc họp trực tiếp và các thành viên sử dụng các cuộc họp trực tuyến và trao đổi bằng văn bản để tiếp tục đàm phán. Bất chấp những nỗ lực đàm phán và các cuộc họp “gần như hàng ngày” vào cuối tháng 11 năm ngoái, các thành viên WTO đã không thể kết thúc đàm phán trước cuộc họp không chính thức ngày 14/12/2020 của Ủy ban Đàm phán Thương mại (TNC). Các thành viên WTO cam kết dựa vào tiến độ năm 2020 và đạt được giải pháp vào năm 2021. Nhóm Đàm phán mở không chính thức về quy tắc (Trợ cấp Thủy sản) đã được triệu tập ở cấp trưởng đoàn vào các ngày 27, 29 và 31/5.

Điều 3.8 trong dự thảo văn bản nêu rõ rằng lệnh cấm theo Điều 3.1 “sẽ không áp dụng đối với các khoản trợ cấp được cấp hoặc duy trì bởi các thành viên là nước đang phát triển, bao gồm cả các thành viên nước kém phát triển nhất (LDC), dành cho những hoạt động liên quan đến thu nhập thấp, nghèo tài nguyên hoặc sinh kế hoặc các hoạt động liên quan đến đánh bắt trong phạm vi 12 hải lý”được đo từ đường cơ sở trong thời hạn hai năm kể từ ngày công cụ đề xuất có hiệu lực. Một số thành viên là các nước phát triển và đang phát triển cho biết họ “có thể đồng ý với văn bản này”, nhận xét rằng các cuộc đàm phán “đã đến hồi kết” và các thành viên nên chuẩn bị để đưa ra các thỏa hiệp.

Có thành viên cho rằng, việc miễn trừ không nên giới hạn thời gian. Không nên miễn trừ đối với trụ cột này, lập luận rằng đánh bắt IUU là “có hại và bất hợp pháp” và do đó họ sẽ không nhân nhượng. Một quốc gia đang phát triển khác cho biết họ không có ý định sử dụng S&DT trong trụ cột IUU nếu được đưa vào và bày tỏ sự sẵn sàng đảm nhận “những trách nhiệm tương xứng với trình độ phát triển và năng lực của mình”.

Trong các cuộc thảo luận sâu hơn, các thành viên WTO đã tranh luận về cách điều chỉnh đối xử đặc biệt để đảm bảo các quốc gia không lạm dụng các quyền miễn trừ dành cho những nước dễ bị tổn thương nhất. Các thành viên đề xuất một loạt các lựa chọn để cân bằng S&DT với các mục tiêu bền vững, bao gồm một phụ lục liệt kê các quốc gia đang phát triển đủ điều kiện hoặc bao gồm một điều khoản “chọn không tham gia”. Có thành viên đã đề xuất các cam kết thực hiện riêng lẻ tương tự như các cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại, trong đó mỗi nước đang phát triển sẽ chỉ ra các lệnh cấm trợ cấp đánh bắt mà họ cần hỗ trợ và trong thời gian bao lâu. Có thành viên khác muốn có các đảm bảo pháp lý rằng một số “nhân tố chính” sẽ không được hưởng lợi từ các miễn trừ S&DT.

Chủ tọa cuộc đàm phán, Đại sứ Santiago Wills của Colombia, cho biết chủ đề của S&DT là một trong những mối quan tâm được trích dẫn nhiều nhất. Các thành viên tiếp tục rơi vào ba loại: những nước bày tỏ lo ngại các điều khoản quá rộng và làm giảm hiệu quả của hiệp định bảo vệ nguồn cá; những nước cho rằng các điều khoản quá hẹp và khó tiếp cận; và những nước sẵn sàng chấp nhận dự thảo văn bản như một sự thỏa hiệp, với mục tiêu hoàn thành đàm phán vào tháng 7/2021.Các thành viên tin rằng các điều khoản quá hẹp đã bày tỏ lo ngại rằng “trung gian” không thể là cơ sở để xác định S&DT. Về khai thác IUU, các thành viên đã tranh luận về việc cơ quan xác định đánh bắt IUU nào nên được công nhận và việc cấm trợ cấp sẽ tự động như thế nào.

Các cuộc thảo luận về S&DT trong chương IUU đã giúp làm rõ quan điểm của các nước đang phát triển rằng S&DT trong chương IUU là nhằm đảm bảo phúc lợi của ngư dân khai thác và giải quyết các vấn đề thực hiện, không cho phép trợ cấp cho việc đánh bắt bất hợp pháp.Đại diện của cả các nước phát triển và đang phát triển cho biết phần đánh bắt IUU của văn bản đang đưa các thành viên đến gần hơn với thỏa hiệp.

Vào ngày 25/5, Nhóm châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương (ACP) và Nhóm châu Phi đã đưa ra một đề xuất chung về S&DT cho các nước đang phát triển về chương đánh bắt quá mức và quá công suất của dự thảo văn bản. Đề xuất đã không được thảo luận trong cuộc họp vào ngày 27/5.

Trong cuộc họp với các trưởng phái đoàn vào ngày 21/4 trước đó, Mỹ đề nghị tìm hiểu các phương án để loại bỏ lao động cưỡng bức trên tàu cá. Mỹ cho biết họ dự định tìm hiểu cách thức các quy tắc trợ cấp nghề cá, bao gồm cả đánh bắt IUU, có thể hỗ trợ các nỗ lực chống lao động cưỡng bức trên tàu cá. Đề xuất đưa ra một cách tiếp cận “bao gồm (1) bao trùm các nguyên tắc hiệu quả về trợ cấp có hại cho các hoạt động đánh bắt có thể liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức;(2) sự thừa nhận rõ ràng vấn đề và sự cần thiết phải loại bỏ; và (3) tính minh bạch đối với các tàu thuyền hoặc người điều hành sử dụng lao động cưỡng bức.Đề xuất đã không được trình bày trong cuộc họp vào ngày 27/5. Các thành viên WTO có kế hoạch thảo luận về tính linh hoạt bền vững trong đánh bắt quá mức và quá công suất, đánh bắt xa bờ và các chủ đề khác trong các cuộc họp sẽ được tổ chức từ ngày 2-11/6.

(Theo báo Công Thương)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục