Theo dòng sự kiện

(vasep.com.vn) Ngày 18/4/2018, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp làm Trưởng đoàn Hội đồng tiền lương quốc gia tới khảo sát tình hình các DN thủy sản phía nam, đại diện là các DN chế biến thủy sản tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang. Mục đích chuyến khảo sát là để gặp trực tiếp các DN để tìm hiểu, trao đổi, lắng nghe các bất cập, vướng mắc liên quan đến tác động của việc tăng lương tối thiểu, các vướng mắc trong quy định về lao động hiện hành, bất cập trong về BHXH & chi phí công đoàn...

(vasep.com.vn) Tại hội thảo tham vấn ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2013/NĐ-CP (NĐ 49/2013), Nghị định số 60/2013/NĐ-CP (NĐ 60/2013) và Nghị định số 05/2015/NĐ-CP (NĐ 05/2015) do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 10/4/2018 tại Ninh Bình, nhiều đại diện cơ quan, Hiệp hội và DN đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc xung quanh việc thực hiện các quy định tại 3 nghị định này. Hơn thế, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc sửa đổi Bộ Luật Lao động sao cho phù hợp hơn với thực tiễn.

(vasep.com.vn) Theo thông tin từ đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2019 sẽ tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng. Theo lập luận của cơ quan này, điều đó giúp người lao động đáp ứng đủ mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, theo VASEP - Hiệp hội đại diện cho DN thủy sản cho rằng Việc tăng Lương tối thiểu Vùng là tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN trong khi không làm tăng, thậm chí còn làm giảm thu nhập của người lao động.

(vasep.com.vn) Ngày 21/12, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp Tổ chức lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức hội nghị “Người sử dụng lao động 2017 đối thoại với doanh nghiệp về thực hiện chính sách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội” tại Hà Nội.

(vasep.com.vn) Ngày 4/10/2017, tại Hà Nội, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) đã tổ chức Hội thảo "Tác động của các cơ chế chính sách mới trong lĩnh vực lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội đến các doanh nghiệp ngành dệt may".

(vasep.com.vn) Tại Hội thảo trao đổi về Phương án về điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng 2018 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 23/5/2017 tại Hà Nội, tất cả đại diện cho tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động đều nhất trí kiến nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 hoặc nếu có thì chỉ dao động ở mức bằng hoặc thấp hơn chỉ số CPI.

(vasep.com.vn) Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều văn bản đã nêu liên tục trong các Nghị quyết 19 của Chính phủ vẫn chưa bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu của nghị quyết. Nếu công chức, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan vẫn còn trì trệ, thụ động, thiếu đổi mới và sáng tạo trong tổ chức thực hiện và nếu số cải cách, thay đổi hàng năm đếm được trên đầu ngón tay thì chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu… TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM) đã nhấn mạnh tại Hội nghị Triển khai Nghị quyết 19-2017 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vừa diễn ra vào ngày 10/3/2017 do Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức.

(vasep.com.vn) Ngày 14/11/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

(vasep.com.vn) Văn phòng Chính phủ đã chuyển kiến nghị của VASEP về việc không tăng lương tối thiểu năm 2017, giãn thời gian tăng lương tối thiểu lên 2-3 năm/lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm đến Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) để Bộ xem xét, xử lý và trả lời VASEP theo thẩm quyền. Đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH gửi trả lời này cho văn phòng để công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trước ngày 22/10/2016.

Việt Nam là quốc gia có xu hướng tăng lương tối thiểu cao nhất trong khu vực, gần 14%. Tuy nhiên, người lao động vẫn than khổ vì thu nhập không đủ sống, nguyên nhân tại đâu?

(vasep.com.vn) Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tiếp tục đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đời sống của người lao động để xác định lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của DN, nhu cầu sống tối thiểu của người lao động theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ.

(vasep.com.vn) Ngày 11/8/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi Công văn số 123/2016/CV-VASEP tới Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội, Bộ NN và PTNT, Bộ Công Thương kiến nghị xem xét không tăng lương tối thiểu năm 2017, đồng thời cho phép giãn thời gian tăng lương tối thiểu vùng (LTT) lên 2-3 năm một lần và điều chỉnh lại mức đóng các khoản bảo hiểm phù hợp nhất cho người lao động.

(vasep.com.vn) Ngày 17/6/2016, tại Hội thảo "Đề xuất của Người sử dụng lao động về phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2017", các Hiệp hội DN và VCCI đã có những phân tích về phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng (LTT) và có chung quan điểm đề nghị: không tăng mức lương tối thiểu vùng trong năm 2017 bởi mức tăng trong năm 2016 đã cao hơn nhiều lần so với chỉ số tiêu dùng (CPI). Chỉ số này được coi là tiêu chí quan trọng nhất để làm căn cứ tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên, 13h chiều ngày 2/8/2016, tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu đi đến thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu lên tới 7,3% so với năm 2016.

(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), mức tăng lương tối thiểu 12,4% của năm 2016 và việc tăng thường xuyên từ vài chục năm nay đã tác động mạnh theo hướng bất lợi đến tình hình sản xuất kinh doanh của các DN ngành dệt may. Chi phí nhân công tăng cao, đặc biệt là các khoản trích nộp theo lương, lợi nhuận giảm, cổ tức thấp… dẫn đến nhiều DN không mở rộng sản xuất tạo việc làm mới. Thu nhập của đại đa số người lao động không tăng, DN hạn chế tuyển dụng lao động các vùng nông thôn có tay nghề yếu, năng suất thấp… Vai trò đón bẩy kinh tế của hệ thống tiền lương không phát huy được tác dụng do DN có xu hướng xây dựng số bậc và khoảng cách giữa các bậc thợ ít nhất có thể.

(vasep.com.vn) Đối với các doanh nghiệp (DN) sử dụng nhiều lao động như DN chế biến thủy sản thì mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và phí công đoán càng tăng thì thu nhập của người lao động càng giảm. DN không thể lấy khoản nào để bù đắp cho việc giảm thu nhập này cho người lao động khi năng suất không tăng.


  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM