Công bố phù hợp quy định ATTP: Báo cáo của Chính phủ đề nghị "bỏ", Bộ Y tế nói "không"!

(vasep.com.vn) Cùng với vấn đề kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may theo quy định của Bộ Công Thương (BCT), công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (ATTP) quy định tại NĐ 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP của Bộ Y tế (BYT) là hai vấn đề gây bức xúc cho các doanh nghiệp (DN) trong nhiều năm qua.

Vấn đề kiểm tra hàm lượng formaldehyt đã được BCT bãi bỏ. Riêng vấn đề công bố phù hợp quy định ATTP - mặc dù đã được Chính phủ đánh giá là chưa được quy định trong Luật ATTP”, ít hiệu quả trong triển khai thực tiễn”, không còn được sử dụng trong quản lý an toàn thực phẩm của các quốc gia trên thế giới cần sửa đổi (Báo cáo số 37/BC-CP ngày 3/2/2017 của Chính phủ về ATTP gửi Đoàn Giám sát Quốc hội), đã được Nghị quyết 19/2017 của Chính phủ yêu cầu phải bỏ, kết luận của Phó Thủ tướng tại cuộc đối thoại ngày 13/5/2017, cho đến nay vẫn chưa được bãi bỏ.

Sau nhiều lần, nhiều cơ quan, đơn vị, công luận kiến nghị vẫn không được BYT tiếp thu, hơn nữa còn đưa ra những lập luận thiếu cơ sở, ngày 15/8/2017, đại diện các Hiệp hội sữa, chè, thủy sản, Eurocham, Ban đồ uống và thực phẩm Amcham đã tiếp tục tổ chức cuộc họp về vấn đề này. Dự họp, ngoài đại diện các Hiệp hội còn có  Lãnh đạo Vụ Khoa Giáo – Văn xã (Văn phòng Chính phủ), đại diện 2 Bộ NN và PTNT và KH-CN, Viện Nghiên cứu QL Kinh tế Trung ương (CIEM), VCCI.

Các bên tại cuộc họp đều đồng quan điểm và nhấn mạnh mong muốn đồng hành cùng Chính phủ để quản lý ATTP tốt hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở hợp pháp, có cơ sở khoa học và hội nhập; không nhiêu khê, hao tổn thời gian-tiền bạc và kém hiệu quả như hiện nay. Sau cuộc họp này, các Hiệp hội đã thống nhất kiến nghị lên Chính phủ:

1. Đề nghị bãi bỏ quy định Công bố phù hợp quy định ATTP và việc cấp Giấy Xác nhận phù hợp quy định ATTP tại NĐ 38/2012/NĐ-CP do hiệu quả quản lý thấp và không có tác dụng bảo đảm ATTP cho người tiêu dùng. Có thể xem xét thay quy định trên bằng quy định: người sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ quy định của BYT bằng cách gửi tới BYT bản đăng ký chất lượng thực phẩm với đầy đủ các chỉ tiêu và mức giới hạn ATTP theo đúng quy định của BYT, đồng thời, công bố các chỉ tiêu, hàm lượng đó trên nhãn, bao bì sản phẩm và tài liệu kèm sản phẩm theo đúng quy định tại Điều 23 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Mẫu Bản Đăng ký chất lượng thực phẩm do BYT quy định. Việc đăng ký được thực hiện bằng đường điện tử. Số đăng ký được Hệ thống cấp ngay sau khi BYT nhận được bản đăng ký đúng mẫu, điền đầy đủ nội dung quy định (tương tự như việc cấp số Tờ khai Hải quan hiện nay). Hồ sơ đăng ký do DN lưu, BYT kiểm tra khi cần thiết.

Bãi bỏ quy định Công bố phù hợp quy định ATTP và việc cấp Giấy Xác nhận phù hợp quy định ATTP tại NĐ 38/2012/NĐ-CP, đồng thời thay bằng quy định như đề xuất trên không ảnh hưởng công tác quản lý ATTP nhưng sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp hàng triệu ngày công mỗi năm.

2. Theo quy định hiện hành, ngoài việc Công bố phù hợp quy định ATTP,  mỗi lô hàng nhập khẩu đều phải kiểm tra thực tế về ATTP. Theo số liệu của Cục CNTT – TCHQ, năm 2016 có 163.960 lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra ATTP trước khi thông quan. Đây cũng là một gánh nặng thủ tục, chi phí cho DN kinh doanh lĩnh vực này. Để khắc phục tình trạng này, Nghị quyết 19 của Chính Phủ các năm 2015, 2016, 2017 đã yêu cầu các Bộ áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành. Tuy nhiên, đến nay chưa có Bộ nào áp dụng. Thực hiện quy định trên của NQ 19, đề nghị Chính Phủ quy định chi tiết thực hiện khoản 3 Điều 39 Luật ATTP (“Chính phủ quy định cụ thể việc miễn kiểm tra nhà nước về ATTP đối với một số thực phẩm nhập khẩu”), theo hướng áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành nói chung, trong lĩnh vực kiểm tra ATTP nói riêng, theo đó: Miễn kiểm tra khi thông quan đối với thực phẩm nhập khẩu của doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ tốt pháp luật. Việc kiểm tra, thanh tra thực hiện theo quy định tại các điều 66, 67 Luật ATTP.

3. Hiện nay, các Bộ quy định thủ tục quản lý ATTP không thống nhất gây khó khăn cho thực hiện. Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Chính Phủ quy định thủ tục quản lý ATTP tại nghị định này, nhất là quy định rõ nội hàm 3 phương thức kiểm tra quy định tại luật ATTP, khắc phục tình trạng mỗi Bộ quy định mỗi khác như hiện nay. Đồng thời quy định điều kiện, thủ tục xét áp dụng phương thức kiểm tra giảm một cách đơn giản để nhiều mặt hàng đã được kiểm tra được áp dụng phương thức kiểm tra này (hiện nay thủ tục rất phức tạp, tỷ lệ mặt hàng được áp dụng vô cùng nhỏ, thời gian được áp dụng quá ngắn).

4. Bổ sung vào Điều 15 NĐ 38/2012 quy định với nội dung: Áp dụng chế độ kiểm tra tại nguồn, tại gốc (kiểm tra các giai đoạn nuôi trồng, chế biến tại nước sản xuất, nước xuất khẩu). Chế độ này áp dụng cho những DN có nhu cầu và trả chi phí cho việc kiểm tra.

5. Khắc phục tình trạng quản lý, kiểm tra chồng chéo giữa các Bộ: Hiện nay, phần lớn các sản phẩm thực phẩm chịu sự quản lý của nhiều hơn 1 Bộ (nhất là kiểm tra ATTP của  BYT và kiểm dịch thú y của BNN&PTNT). Đề nghị quy định một mặt hàng vừa phải kiểm dịch, vừa phải kiểm tra ATTP thì giao cho cơ quan kiểm dịch thực hiện. Giao cho cơ quan kiểm dịch sẽ là hợp lý, bởi lực lượng này luôn luôn trực tiếp tại cửa khẩu (hiện Bộ NN và PTNT đã giao cho cơ quan kiểm dịch thực hiện cả kiểm dịch và ATTP).

CÁC YÊU CẦU NGOÀI LUẬT TRONG XÉT DUYỆT XÁC NHẬN CÔNG BỐ PHÙ HỢP:

Nhiều yêu cầu không có trong luật, không phải là chỉ tiêu ATTP, thậm chí phản khoa học

 

STT

Yêu cầu của Cục ATTP

Không có trong luật, không phải là chỉ tiêu ATTP, thậm chí vô lý

Ghi chú

Các yêu cầu vô lý về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

1

Bổ sung hàm lượng chất xơ

(cho sản phẩm café bột)

è  Chất xơ không phải là chỉ tiêu chất lượng của café

è  Chất xơ không phải là chỉ tiêu ATTP

è  Không có văn bản pháp luật nào yêu cầu café bột phải có chất xơ.

è  Không có nước nào yêu cầu như thế cả

Doanh nghiệp không thể làm được, đành nộp lại hồ sơ để xin qua cán bộ thẩm định khác

2

Các chỉ tiêu dinh dưỡng không được quá 10% so với giá trị ghi trên nhãn

(cho rất nhiều các sản phẩm bổ sung vi chất)

è  Không có văn bản pháp luật nào quy định giá trị 10%

è  Chỉ tiêu dinh dưỡng không phải là chỉ tiêu ATTP

è  Không có nước nào yêu cầu như thế cả

è  Thực tế không thể thực hiện được đối với vitamin và khoáng chất

DN không biết về khoa học nên kê khai vitamin và khoáng chất theo yêu cầu của Cục ATTP thì khi thanh tra kiểm nghiệm chắc chắn sản phẩm sẽ bị kết luận không đạt chất lượng một cách oan ức.

DN biết về khoa học thì phải chạy để không bị kê khai theo khoảng 10%.

3

Theo chỉ tiêu của nhóm gia vị (cho sản phẩm hương liệu Hương cua) do trong thành phần hương liệu có chất mang là muối, maltodextrin

è  Áp không đúng mã sản phẩm (Hương liệu không thể áp vào gia vị được)

è  Trái với Luật TC & QCKT vì không công nhận tiêu chuẩn của NSX,

è  Không có nước nào yêu cầu như thế cả

Doanh nghiệp không thể làm được

4

Yêu cầu Maltodextrin tuân theo chỉ tiêu nhóm đường (cho sản phẩm maltodexxtrin)

è  Yêu cầu vô lý vì maltodextrin (một loại tinh bột thủy phân) không phải là đường

è  Trái với Luật TC & QCKT vì không công nhận tiêu chuẩn của NSX,

è  Không có nước nào yêu cầu như thế cả

 

Doanh nghiệp không thể làm được

5

Chi tiêu chì phải <2ppm (cho Hương liệu)

è  Trái với tiêu chuẩn quốc tế: châu Âu quy định <10ppm

è  Yêu cầu vô lý không có trong luật, không có văn bản nào quy định

Doanh nghiệp không thể làm được

6

Bổ sung Chỉ số oxy hóa, chỉ số peroxide (nhưng không ghi theo văn bản nào, chỉ số  là bao nhiêu)

è  Yêu cầu vô lý không có trong luật, không có văn bản nào quy định

è  Yêu cầu không rõ ràng, DN ko biết bổ sung thế nào.

è  Về khoa học, chỉ số này chỉ áp dụng chosản phẩm có hàm lượng chất béo cao

Doanh nghiệp không biết phải bổ sung thế nào (muốn biết thì phải chạy)

7

Bổ sung độ ẩm (đối với sản phẩm dạng bột)

Bổ sung độ pH (đối với sản phẩm dạng nước)

(nhưng không ghi theo văn bản nào, chỉ số  là bao nhiêu)

è  Yêu cầu vô lý không có trong luật, không có văn bản nào quy định

è  Độ ẩm và pH không phải là chỉ tiêu ATTP

è  Yêu cầu không rõ ràng,

Doanh nghiệp không biết phải bổ sung thế nào (muốn biết thì phải chạy)

8

Yêu cầu chỉnh sửa hàm lượng cafein cho phù hợp (cho sản phẩm cà phê bột, nhưng không nói rõ bao nhiêu là phù hợp!

 

è  Yêu cầu vô lý không có trong luật, không có văn bản nào quy định

è  Hàm lượng cafein không phải là chỉ tiêu ATTP

è  Yêu cầu không rõ ràng,

Doanh nghiệp không biết phải bổ sung thế nào (muốn biết thì phải chạy)

9

Yêu cầu kiểm thêm nhiều chỉ tiêu (tùy theo cảm tính của cán bộ thẩm xét)

è  Yêu câu thiếu minh bạch, mỗi cán bộ đòi một kiểu

è  Nhiều chỉ tiêu bất hợp lý, như bắt kiểm Aflatoxin M1 cho sản phẩm ko chứa sữa (đây là chỉ tiêu riêng cho sản phẩm sữa) nhưng DN ko dám cãi

DN phải đi kiểm nghiệm bổ sung, tốn kém thời gian, tiền bạc

Các yêu cầu vô lý về nhãn sản phẩm

10

Bổ sung hợp đồng ghi nhãn tiếng Việt với nhà sản xuất

è  Yêu cầu vô lý không có trong luật, không có văn bản nào quy định

è  Không giúp ích gì cho ATTP

DN đành phải soạn riêng hợp đồng ghi nhãn với NSX để nộp cho Cục TP, rất tốn kém thời gian

11

Tại sao hàng sản xuất tại Anh mà trên nhãn sản phẩm có tiếng Thái Lan (cho sản phẩm xuất đi nhiều nước trong đó có Thái Lan)

è  Yêu cầu không có trong luật.

è  Trái với NĐ 89 cho phép ghi nhiều thứ tiếng trên nhãn

DN phải làm giải trình cho những yêu cầu vô lý

12

Bổ sung quyết định cho phép điều chỉnh nhãn của nhà sản xuất (khi xin thay đổi nhãn)

 

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

DN đành phải soạn riêng quyết định điều chỉnh nhãn gửi cho NSX ký để nộp cho Cục TP, rất tốn kém thời gian

 

13

Không được công bố công dụng của nguyên liệu trên nhãn

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

Nhãn gốc của nhà sản xuất, lDN không thể điều chỉnh được!!!

14

Chỉnh sửa công dụng, đối tượng sử dụng cho phù hợp

(nhưng không nói rõ phải sửa như thế nào)

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

è  Yêu cầu không rõ ràng,

Doanh nghiệp không biết phải bổ sung thế nào (muốn biết thì phải chạy)

15

Bổ sung tài liệu nghiên cứu công dụng (mặc dù đã nộp tài liệu nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học uy tín của nước ngoài)

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

è  Trái với các quy định hiện hành về công nhận các nghieen cứu khoa học của quốc tế

Doanh nghiệp không biết phải bổ sung thế nào (muốn được thì phải chạy)

Các yêu cầu vô lý khác

16

Bổ sung dấu VILAS cho phiếu kiểm nghiệm (nhiều sản phẩm ngoại nhập)

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

è  DN không thể làm được vì dấu VILAS là của phòng kiểm nghiệm Việt nam, trong khi sản phẩm được kiểm nghiệm bởi phòng kiểm nghiệm quốc tế đạt ISO 17025

DN không thể bổ sung được , đành phải đi kiểm nghiệm lại ở VN, tốn kém thời gian, tiền bạc

17

Yêu cầu doanh nghiệp nộp bản gốc chứng chỉ phòng kiểm nghiệm ISO 17025, chứng chỉ nhà máy ISO 22000

 

è  Yêu cầu không có trong luật

è  DN rất khó thực hiện vì cả nhà máy và cả phòng kiểm nghiệm của nước ngoài mới có một chứng chỉ gốc

è  Trái luật vì VN đã ký hiệp định thừa nhận lẫn nhau với nhiều nước

DN phải năn nỉ phòng KN nước ngoài gửi giấy tờ gốc sang để đi công chứng ở VN, tốn kém thời gian, tiền bạc

18

Yêu cầu doanh nghiệp bổ sung chữ ký gốc con dấu nhà sản xuất vào hồ sơ (tiêu chuẩn của nhà sản xuất)

 

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Các NSX Mỹ-châu Âu thường chỉ dùng chữ ký điện tử

DN lại phải gửi lại hồ sơ ra nước ngoài để xin chữ ký tươi, tốn kém thời gian, tiền bạc

19

Yêu cầubổ sung giấy chứng nhận lưu hành tự do (cho nhiều loại phụ gia, hương liệu)

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Nước ngoài thường không cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho phụ gia, hương liệu

DN muốn được thì phải chạy

20

Bổ sung  hợp đồng nhà phân phối (một số sản phẩm)

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

DN đành phải bổ sung, rất tốn kém thời gian

21

Phiếu kiểm nghiệm phải ghi phương pháp kiểm nghiệm  (mặc dù đã có trong trang sau của PKN nhưng cán bộ thẩm xét không thèm đọc)

è  Yêu cầu không có trong luật

è  Không liên quan gì đến ATTP

è  Thẩm xét tùy tiện, sách nhiễu

DN đành phải giải trình và nộp lại phiếu kiểm nghiệm cũ

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên đề
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM