Mỹ hỗ trợ đánh bắt có trách nhiệm ở Thái Bình Dương

(vasep.com.vn) Các cộng đồng ngư dân dọc theo bờ biển phía tây của Nam Mỹ phải đối mặt với các mối đe doạ từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Chú thích ảnh

Ngày 7/10/2022, Chính phủ Mỹ, Tổ chức gia đình Walton, và các tổ chức môi trường và nghề cá tại Mỹ và Nam Mỹ đã ra mắt Tổ chức Por La Pesca (hay còn gọi là Vì nghề cá). Tổ chức mới này sẽ chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và khiến cho nghề cá quy mô nhỏ của Ecuador và Peru phát triển bền vững hơn.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) sẽ đóng góp 5,7 triệu USD cho Por La Pesca, và Tổ chức gia định Walton sẽ đóng góp 12,5 triệu USD.

Hiệp hội Luật môi trường Peru sẽ dẫn dắt Por La Pesca hợp tác với các nhóm, gồm Hiệp hội Phát triển Nghề cá bền vững và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) tại Peru. Por La Pesca sẽ thúc đẩy các hoạt động đánh bắt có lợi và bền vững tại Ecuador và Peru bằng cách giúp nghề cá có trách nhiệm để tổ chức tốt hơn và cải thiện khả năng tiếp cận các thị trường lớn.

Hoạt động đánh bắt IUU gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới hàng tỷ đô la mỗi năm và có thể liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, lao động cưỡng bức và buôn người. Theo Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ 2022, Chính phủ Mỹ phản đối các hoạt động đánh bắt mang tính huỷ diệt và sẽ duy trì các luật lệ và chuẩn mực quốc tể để bảo vệ môi trường biển.

Quan hệ đối tác tại Peru và Ecuador sẽ thúc đẩy các ưu tiên của Chiến lược quốc gia 5 năm về chống đánh bắt IUU, được ban hành vào ngày 19/10/2022. Chiến lược này kêu gọi hợp tác với các quốc gia để thúc đẩy phát triển bền vững nghề cá, tăng cường giám sát hoạt động đánh bắt và đảm bảo rằng chỉ những hải sản được đánh bắt hợp pháp, bền vững và có trách nhiệm mới được đưa vào thị trường.

Nhiều quốc gia đang thực hiện các bước để bảo vệ động vật biển hoang dã. Vào tháng 11/2020, Ecuador, Peru, Chile, và Colombia đã ban hành một tuyên bố chung cam kết chống đánh bắt IUU.

Ecuador, Chile, Costa Rica, và Panama đã thành lập Hành lang Biển Đông Nhiệt đới Thái Bình Dương (CMAR) vào năm 2021, ngăn các đội tàu đánh cá công nghiệp trong vùng biển rộng khoảng 490.000 km2 giáp với quần đảo Galápagos của Ecuador, một hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới.

Trong những năm gần đây, hàng trăm tàu thuyền từ đội tàu của Trung Quốc, đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất thế giới, đã đánh bắt tại các vùng biển bên ngoài quần đảo Galápagos, thuộc ngoài khơi của Nam Mỹ. Năm 2017, các nhà chức trách Ecuadot đã bắt một tàu sân bay của Trung Quốc chở nhiều cá mập trên tàu.

Vào tháng 6, Canada, Anh và Mỹ đã thành lập Liên minh hành động đánh bắt IUU để cải thiện việc kiểm soát, giám sát và kiểm tra nghề cá; tăng cường tính minh bạch trong các đội tàu đánh bắt và thị trường thuỷ sản; và xây dựng các quan hệ đối tác thực thi mới.

Các đối tác Quad (Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) hỗ trợ đối tác Ấn Độ Thái Bình Dương về nhận thức miền hàng hải, chia sẻ công nghệ để cho phép các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giám sát tốt hơn các ranh giới hàng hải và các tuyến đường biển quốc tế của họ.

Trong thông báo về Por La Pesca, ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kêu gọi các quốc gia khác cũng hỗ trợ các nỗ lực quốc tế chống đánh bắt IUU.

Chia sẻ:


Nguyễn Hà
Chuyên gia thị trường Cá ngừ
Email: vanha@vasep.com.vn
Điện thoại 024. 37715055 - ext. 216

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục