Giảm phát thải và phát triển xanh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

Chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản là những ngành chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu nhưng cũng là một “thủ phạm” gây ra biến đổi khí hậu vì sản xuất ra lượng lớn khí nhà kính...

Chú thích ảnh

Sự cân bằng của ngành thủy sản được tạo nên từ việc rút ngắn khoảng cách giữa tăng trưởng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Ngành thủy sản tìm kiếm sự cân bằng

Với lợi thế về đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi dày đặc cùng tiềm năng phát triển rất lớn, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đáng kể vào an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

Theo thống kê của Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng sản lượng thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt trên 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ năm 2023; trong đó nuôi trồng thủy sản đạt trên 2,43 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2023.

Với tầm nhìn phát triển bền vững ngành thủy sản, Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành đã chủ động triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người nuôi trồng như cung cấp tín dụng ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống, và phát triển hạ tầng… Song song đó, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế biển và chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, cũng đã tạo ra những cơ hội mới cho ngành thủy sản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành thủy sản và chăn nuôi thủy sản vẫn còn đối diện hàng loạt thách thức.

Theo TS. Lê Thanh Lựu, Giám đốc Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), thách thức về dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi; biến đổi khí hậu với các hiện tượng cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến chất lượng nước và sản lượng. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũng gây ra nhiều khó khăn cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt cùng các rào cản thương mại ngày càng gia tăng từ các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn như Bắc Mỹ và EU cũng gây ra những trở ngại đáng kể.

Chủ tịch Hội Thủy sản Việt Nam Nguyễn Việt Thắng: Nuôi trồng thủy sản có nơi thiệt hại 99% do bão số Yagi, liệu có "hóa giải" được bất lợi cho nông dân? Ảnh: Đinh Mười.

Để giải quyết vấn đề này, ông Lựu khuyến cáo ngành thủy sản nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nuôi trồng thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng lộ trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất, đạt chứng chỉ cần thiết và thích ứng với yêu cầu giảm phát thải carbon.

An toàn sinh học trong ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng duy trì từ 5 - 7%/năm, đóng góp quan trọng vào giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp và trở một cột của nền nông nghiệp đất nước.

Trong Quyết định 1520/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu và phương hướng rõ ràng nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng xanh, sạch và bền vững.

Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là một yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế xanh, bền vững. Một trong những giải pháp tiềm năng là áp dụng các lựa chọn thay thế thức ăn có lượng phát thải thấp.

Việc chuyển sang thức ăn làm từ tảo hoặc protein côn trùng có thể giúp giảm lượng khí thải carbon trong ngành công nghiệp này. Ngoài ra, việc tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió, vào hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể làm giảm lượng khí thải hơn nữa.

Những nguồn năng lượng này có thể cung cấp năng lượng cho hệ thống sục khí, máy bơm nước và các thiết bị thiết yếu khác, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam đến nay đạt mức 2,2 tỷ USD với 81 dự án khác nhau trong hệ sinh thái chăn nuôi từ con giống, thức ăn chăn nuôi đến chế biến sản phẩm.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp FDI chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn nhưng quy mô sản xuất lại rất lớn. Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, số lượng doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 25,7% nhưng sản lượng bán ra chiếm gần 60% thị trường.

Nhờ vào làn sóng đầu tư và hợp tác mạnh mẽ, ngành chăn nuôi Việt Nam đang ngày càng tiến gần hơn đến các nền chăn nuôi tiên tiến trên thế giới.

Các chuỗi liên kết chăn nuôi công nghệ cao được hình thành, giúp các doanh nghiệp nội địa tiếp cận với những giải pháp tiên tiến và thiết bị hiện đại. Hiệu quả sản xuất cũng đi kèm với chất lượng sản phẩm được nâng cao, giúp đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế.

Nguyên tắc cốt lõi của an toàn sinh học bởi trên thực tế, người chăn nuôi có xu hướng chờ đến khi dịch bệnh xảy ra mới bắt đầu hành động

Nguyên tắc cốt lõi của an toàn sinh học bởi trên thực tế, người chăn nuôi có xu hướng chờ đến khi dịch bệnh xảy ra mới bắt đầu hành động

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định rằng ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, với những cơ hội và thách thức song hành.

Theo đó, việc chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh không chỉ là một yêu cầu cấp thiết mà còn là con đường duy nhất để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.

Do đó, một trong những ưu tiên hàng đầu để xanh hóa ngành chăn nuôi là tăng cường hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ, nhằm tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.

Bởi, với sự đầu tư đúng đắn và sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ, ngành chăn nuôi Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

Chuỗi triển lãm và hội nghị chuyên đề Aquaculture Vietnam 2024 – Vietstock 2024, sẽ đồng loạt diễn ra tại TP.HCM từ ngày 09 – 11/10/2024 nhằm mục tiêu chuyển đổi sản xuất trong chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, hướng đến phát triển xanh.

Trong khuôn khổ sự kiện, Hội nghị quốc tế nuôi trồng thủy sản với chủ đề “Giảm phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế xanh trong nuôi trồng thủy sản” sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận đa dạng giống loài nuôi; các công nghệ hướng tới giảm phát thải nhà kính và sử dụng năng lượng tái tạo (RAS, Aquaponic, năng lượng mặt trời…); phát triển kinh tế tuần hoàn để giảm chi phí và tăng giá trị cho ngành thuỷ sản.

Đồng thời cũng nhắm đến phát triển chiến lược cho đa sản phẩm, các yêu cầu về chứng chỉ quốc tế; tổ chức sản xuất và thương mại sản phẩm thông qua chuỗi giá trị,…

Vietstock 2024 với chủ đề “Chuyển đổi chăn nuôi để năng suất cao hơn, dinh dưỡng tốt hơn, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng xanh” sẽ trưng bày, giới thiệu nhiều công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, giải pháp bền vững của các doanh nghiệp trong nước và thế giới về lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, chuỗi sự kiện triển lãm kết hợp hội nghị “An toàn Sinh học khu vực Châu Á – Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhắm đến nguyên tắc cốt lõi của an toàn sinh học bởi trên thực tế, người chăn nuôi có xu hướng chờ đến khi dịch bệnh xảy ra mới bắt đầu hành động; trong khi cách tiếp cận hiệu quả hơn là chủ động triển khai các biện pháp an toàn sinh học để ngăn chặn, kiểm soát, và tiêu diệt các mầm bệnh trước khi chúng có cơ hội tiếp xúc với đàn vật nuôi.

Theo vneconomy

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục