EU cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050

(vasep.com.vn) Nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề bao gồm: biến đổi khí hậu, khủng hoảng đa dạng sinh học ảnh hưởng nặng nề đến môi trường biển và chức năng điều hòa khí hậu của đại dương, hay những thách thức năng lượng chưa từng có của cuộc chiến Nga-Ukraine.

Chú thích ảnh

Với việc ký kết Thỏa thuận Paris và thông qua Thỏa thuận xanh châu Âu, EU cam kết sẽ đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050. Các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã được đề ra trong Luật Khí hậu của EU. Để đạt được những điều này, xã hội cần bắt đầu, hoặc đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong nền kinh tế.       

Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng kép về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, do đó quá trình khử cacbon cần cân nhắc tác động của hoạt động đánh bắt cá đối với trữ lượng, môi trường biển và và đại dương. Quá trình khử cacbon cần đảm bảo khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Để thay đổi sang mô hình ít ô nhiễm hơn, ít sử dụng nhiều tài nguyên và năng lượng hơn, kể cả trong lĩnh vực thủy sản, các bên liên quan cần có lộ trình và mục tiêu từ EU về các cơ hội tài chính để tài trợ cho quá trình chuyển đổi. Điều này sẽ tối ưu hóa việc củng cố và hỗ trợ đạt được các mục tiêu của lộ trình khử cacbon.

Quá trình khử cacbon sẽ dẫn đến nghề cá trung hòa khí nhà kính, sử dụng ít ngư cụ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn và ít ngư cụ mang tính hủy diệt hơn. Quá trình khử cacbon cần cho phép đại dương và cá đóng vai trò điều hòa khí hậu và bể chứa cacbon tự nhiên, đồng thời phát triển như một phần của hệ sinh thái biển lành mạnh. Các cộng đồng ven biển cũng sẽ cảm thấy có trách nhiệm về việc bảo vệ môi trường biển.

Một số điểm nổi bật được nhìn thấy trong Hội thảo Lộ trình khử Cacbon:

- Quá trình khử cacbon sẽ giảm lượng khí thải GHG và ít tác động đến hệ sinh thái hơn.

- Các biện pháp tài chính để khử cacbon cho đội tàu đánh cá sẽ tốn kém hơn và kém hiệu quả hơn trừ khi trữ lượng cá được phục hồi và trừ khi các khoản trợ cấp dưới hình thức miễn thuế nhiên liệu được loại bỏ.

- Quá trình khử cacbon của EU cần đi đôi với cải cách nghề cá, thiết lập một ngành nghề chống lại sự nóng lên toàn cầu và tác động liên quan của biến đổi khí hậu, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế xanh, hỗ trợ sinh kế bền vững và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho các cộng đồng ven biển.

- Nhiều lo ngại rằng ngành thủy sản sẽ sử dụng quá trình khử cacbon như một cơ hội để yêu cầu thêm nguồn vốn, đặc biệt là cho việc đóng và mua các tàu đánh cá mới chứ không phải mục đích vốn có của nó.

EC nên bắt đầu bằng việc thực hiện các biện pháp ngay bây giờ mà không yêu cầu đầu tư lớn như: đo mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên tàu, sử dụng pin cho động cơ phụ trợ, dùng động cơ đẩy bằng gió, tăng độ chọn lọc thiết bị và các biện pháp tiếp cận mục tiêu đánh bắt cá nhiều hơn để trữ lượng không bị cạn kiệt, đào tạo ngư dân để họ hiểu được vai trò trong việc thúc đẩy quá trình khử cacbon.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục