ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Chú thích ảnh

Nhu cầu về cá và thủy sản tiếp tục tăng

87% người tiêu dùng được phỏng vấn thừa nhận rằng việc đưa cá và thủy sản vào hoạt động mua sắm hàng ngày của họ là khá quan trọng hoặc rất quan trọng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giá cả là yếu tố được mọi người cân nhắc hàng đầu khi đi mua hàng tạp hóa và đặc biệt là khi mua thủy sản.

Tây Ban Nha có tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng cá và thủy sản là quan trọng cao nhất (92%) trong khi Hà Lan và Nhật Bản có tỷ lệ thấp nhất nhưng vẫn có tỷ lệ đồng tình cao ở mức 81%.

Hơn một nửa người tiêu dùng Đan Mạch (52%) và Mỹ (51%) cho rằng việc bổ sung cá và thủy sản khi mua thực phẩm của họ là rất quan trọng.

Theo khảo sát, lý do chính khiến người tiêu dùng mua thủy sản là vì họ thích ăn nó cũng như hương vị và lợi ích sức khỏe của nó. Điều này cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng ưu tiên thực phẩm họ thích trong túi tiền của mình, ngay cả khi ngân sách eo hẹp.

Nhãn bền vững được chọn vì lí do sức khỏe và an toàn

83% người tiêu dùng ở một mức độ nào đó có động lực lựa chọn thủy sản có nhãn bền vững. Điều quan tâm hàng đầu là sản phẩm phải an toàn và tốt cho sức khỏe của họ và gia đình: không chứa kháng sinh và hóa chất (46%), được sản xuất từ nơi lành mạnh với điều kiện nước tốt (35%) và an toàn khi ăn (30%) . Trách nhiệm xã hội và phúc lợi của người lao động là những vấn đề ít được quan tâm hơn.

Tính bền vững được cân nhắc khi mua thủy sản cao nhất ở Tây Bắc Âu, tiếp theo là Nam Âu và Bắc Mỹ, trong đó châu Á thấp nhất trong danh sách. Ý có tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm bền vững khi có sự lựa chọn cao nhất (82%) trong khi Nhật Bản có tỷ lệ thấp nhất (48%).

Cuộc khảo sát cho thấy 67% người dân quan tâm đến việc mua các sản phẩm bền vững hơn, tuy nhiên chỉ có 2% tự phát nghĩ về tính bền vững khi họ mua cá hoặc thủy sản trong siêu thị.

Các chương trình chứng nhận độc lập được tin cậy nhất

Nhãn chương trình chứng nhận có thể là lời nhắc hoàn hảo mà người tiêu dùng cần trong siêu thị và tầm quan trọng của các chương trình chứng nhận độc lập và đáng tin cậy đã được nêu rõ trong nghiên cứu.

Khi được hỏi về độ tin cậy của các nguồn thông tin, người tiêu dùng tin tưởng nhất vào các hệ thống chứng nhận độc lập (21%) – hơn cả các tổ chức môi trường, thương hiệu thủy sản, thương hiệu bán lẻ hoặc các nguồn khác.

Dữ liệu cho thấy người tiêu dùng liên kết logo chứng nhận với cá/thủy sản chất lượng cao hơn và sự an toàn. Nhận thức và tầm quan trọng cao nhất của logo đối với người tiêu dùng là ở Đức và thấp nhất ở Nhật Bản.

Nhãn thủy sản nuôi được công nhận và tin cậy nhất của ASC

Người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhãn chứng nhận khi lựa chọn sản phẩm thủy sản nuôi trồng.

Theo nghiên cứu độc lập này, ASC là nhãn thủy sản nuôi được công nhận nhất ở tất cả các quốc gia được khảo sát, đạt điểm cao hơn đáng kể so với các nhãn chương trình thủy sản nuôi có trách nhiệm khác. Nhận thức về nhãn ASC cao nhất ở Đức và Hà Lan, tiếp theo là Thụy Điển, Mỹ và Canada và thấp nhất ở Nhật Bản.

ASC cũng là nhãn hiệu đáng tin cậy nhất đối với thủy sản nuôi, với xếp hạng tin cậy dao động từ khoảng 70% ở Tây Ban Nha và Ý đến khoảng 60% ở hầu hết các quốc gia khác. Ngoài ra, phần lớn người được hỏi liên kết nhãn ASC với tính bền vững và trách nhiệm cũng như chất lượng và an toàn. Nhãn ASC cũng đạt điểm cao hơn các nhãn bền vững thủy sản nuôi khác về tính trách nhiệm, lành mạnh, chu đáo và phù hợp.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục