Tags:

vaccine

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

(vasep.com.vn) Từ đầu năm tới nay, XK tôm Việt Nam sang EU chỉ giảm trong 2 tháng 8 và 9 do nhà máy chế biến phải giảm công suất hoạt động để phòng dịch Covid-19, các tháng còn lại đều tăng trưởng dương. Tính tới 15/10/2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt gần 439 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao NAFIQAD phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, VASEP, VINAPA tổng hợp số lao động cần ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid- 19 đang tham gia các công đoạn trong chuỗi sản xuất, kinh doanh cá tra và các chuỗi nông sản khác, tham mưu Bộ văn bản đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia ưu tiên cung cấp đủ vaccine phòng Covid-19 cho địa phương theo nhu cầu.

Miền Tây có khoảng 20 triệu dân, chiếm gần 1/5 dân số cả nước, nhưng hiện nay tỷ lệ người trong độ tuổi được tiêm (mũi 1) vắc xin phòng Covid-19 chiếm chưa tới 30%.

Được coi là trụ đỡ của nền kinh tế nước nhà, ngành nông nghiệp đã chủ động phương án hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Các công ty chế biến, xuất khẩu nông sản xác định phải “sống chung với dịch COVID-19” đã chuẩn bị phương án tăng quy mô sản xuất ngay khi nới lỏng giãn cách.

Trở lại sản xuất kinh doanh sau nhiều tháng giãn cách xã hội đang là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau rất nhiều nỗ lực, đến thời điểm này, ngành tôm Sóc Trăng cơ bản đã vượt qua những thử thách trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo công tác phòng, chống COVID-19. Khó khăn được tháo gỡ kịp thời cùng những tín hiệu lạc quan của nhu cầu tiêu dùng ở cả thị trường trong và ngoài nước đang là những cơ hội tốt để người nuôi tôm và các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh yên tâm phục hồi chuỗi sản xuất trong những tháng còn lại của năm.

(vasep.com.vn) Tỉnh tôi, Sóc Trăng, vận dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Thủ tướng Chính phủ là đưa ra hệ thống giải pháp phòng chống dịch gồm nhiều nội dung như đã nêu ở bài trước. Sóc Trăng coi đây là sách lược lâu dài, bởi dự kiến dịch bệnh chưa thể sớm kết thúc. Tỉnh chia các xã phường thành 4 màu theo cấp độ… mắc dịch. Mỗi màu có bộ quy định cách xử lý các vấn đề phát sinh. Tuỳ tình hình diễn biến của dịch, tỉnh điều chỉnh màu các vùng và công bố để thực hiện. Có thể tốt hơn và ngược lại. Khi có màu mới, lãnh đạo địa phương đó căn cứ bộ quy định mà thực thi, khỏi phải tốn công xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo…

(vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.

(vasep.com.vn) Nghe tin phong phanh đồng bằng sắp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Chính phủ hai tuần, tôi vội đi hớt tóc, còn nói tay thợ là hớt cho cao hơn bình thường. Tôi dự phòng chuyện CT16 kéo dài. Liệu tính không sai, tính ra tôi đã hạn chế ra đường hơn tháng. Việc kéo dài thời gian phong toả nhằm giữ vững thành quả phòng chống dịch trước đó. Tóc tôi dài ra hơn bình thường chưa thể trở lại “bình thường” vì thợ cắt tóc chưa được phép hành nghề!

(vasep.com.vn) 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều tăng trưởng dương khả quan: tôm đạt 1,73 tỷ USD (tăng 13,7%); cá tra đạt 780,8 triệu USD (tăng 17%); cá ngừ đạt 355 triệu USD (tăng 21,3%), nhuyễn thể đạt 332 triệu USD (tăng 15%). Kết quả này thể hiện sự nỗ lực hết sức của các doanh nghiệp thủy sản sau hơn một năm Covid-19 làm đảo lộn mọi sự. Nhưng niềm hi vọng về sức bật ở nửa cuối năm đã mau chóng thay bằng sự lo lắng có thể đạt được kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu như đã đề ra không? Và giải pháp và niềm mong mỏi lớn nhất của cộng đồng DN thủy sản lúc này chính là công nhân sớm được tiêm vaccine.