Tags:

covid-19

Nửa đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản báo lãi đậm khi thị trường Mỹ phục hồi. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát mạnh đang khiến công suất trung bình ngành chỉ còn chưa tới một nửa trong mùa cao điểm, đồng thời doanh nghiệp phải đội thêm loạt chi phí khi "ba tại chỗ".

Giảm lãi suất cho vay là một trong những giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện cam kết của các ngân hàng

Các địa phương phía nam lâu nay không mấy khi lo về an ninh lương thực bởi đây là khu vực có lượng nông, lâm, thủy sản dồi dào để xuất khẩu. Tuy nhiên, trước diễn biến bất thường và trên diện rộng của dịch COVID-19, nhiều tỉnh phía nam đang đứng trước nguy cơ đứt gãy sản xuất nông nghiệp.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng ở các tỉnh, thành phía Nam, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản đã buộc phải thu hẹp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, còn nếu muốn tồn tại, phục hồi và tăng trưởng, giải pháp tốt nhất theo các doanh nghiệp vẫn là có sớm và đầy đủ vắc xin cho người lao động.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi tôm nước lợ 37.893/51.000ha, tăng 8,8% cùng kỳ, diện tích thiệt hại khoảng 5%, thấp hơn cùng kỳ gần 1,4% và đã thu hoạch 12.777ha, sản lượng 70.150 tấn, đã tiêu thụ hết. Diện tích tôm còn lại ở giai đoạn dưới 30 ngày tuổi đến trên 120 ngày tuổi.

Xuất khẩu thủy sản trong 7 tháng đầu năm vẫn duy trì tăng trưởng, dù doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này có duy trì được hay không phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh của cả nước.

(Chinhphu.vn) - Ngày 15/8, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản về việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, các tỉnh phía Bắc phòng, chống dịch Covid-19 tương đối tốt, và đảm bảo được nguồn cung lương thực, thực phẩm.

(vasep.com.vn) Sau khoảng một tháng các địa phương ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội và doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”; “1 cung đường - 2 địa điểm”, hoạt động sản xuất, chế biến, XK cá tra cũng bị đảo lộn và gặp không ít khó khăn . Hiện nay, nhiều ao nuôi cá tra đã bắt đầu thu hoạch nhưng giá cá nguyên liệu đã giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg so với trước. Đúng thời điểm mà thị trường tiêu thụ đầu ra có nhiều khả quan, tích cực thì dịch Covid-19 lại ngăn cản kế hoạch nuôi, kinh doanh, XK của nhiều DN cá tra trong hai quý cuối năm.

(vasep.com.vn) Tính tới 15/7/2021, XK tôm Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả cho những nỗ lực lớn của DN trong nửa đầu năm nay. Hiện tại, các DN vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid gây ra ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu.

(vasep.com.vn) Các yêu cầu mới liên quan đến chứng nhận tiêm vắcxin và đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại các nhà hàng ở một số thành phố của Hoa Kỳ đang làm dấy lên mối lo ngại giữa các nhóm nhà hàng và trong ngành thủy sản. Những thách thức về lao động cũng như ách tắc tại các cảng của Hoa Kỳ, giá vận chuyển tăng và vấn đề đóng gói đang là khó khăn của chuỗi cung ứng thủy sản Mỹ.

Theo các thương nhân xuất khẩu hàng hóa, nông sản, giá thuê container tăng bất thường đã đội giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng theo, làm giảm cơ hội cạnh tranh của hàng hóa, nông sản Việt Nam. Trong khi đó, trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng lên nền kinh tế trên toàn thế giới, việc đặt vấn đề với các nhà nhập khẩu để tăng giá bán là gần như không thể.

Trước việc doanh nghiệp thủy sản gặp khó trong khâu vận chuyển và tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Trên cơ sở hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, các địa phương, KCN xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp, an toàn.

Ngày 7/8, ông Huỳnh Văn Đậm, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - LĐLĐ tỉnh Cà Mau, cho biết có 33/68 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại tỉnh đăng ký thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ". Trong đó, có 6 DN đăng ký thêm phương án "1 cung đường - 2 điểm đến" trong thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Trước việc doanh nghiệp thủy sản gặp khó trong khâu vận chuyển và tiêu thụ, Bộ NN&PTNT đề xuất các tỉnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo vận chuyển thông suốt để duy trì sản xuất và xuất khẩu.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Buội cho biết: Qua khảo sát nắm thông tin thực tế các tổ chức, cá nhân tại những vùng nuôi tôm nước lợ tập trung trên địa bàn tỉnh, một số hộ nuôi tôm có tâm lý lo lắng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, nhiều hộ nuôi sò huyết nôn nóng thu hoạch trong khi sò chưa đạt cỡ lớn.

Mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thế nhưng ngành thủy sản Việt Nam từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng khá, đóng góp vào tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Nam; trong đó, có khu vực Đông bằng sông Cửu Long khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch nguyên liệu, mà còn tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm.

Xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm nay nhưng đã sụt giảm trong tháng 7 do hàng loạt nhà máy ở phải tạm ngừng sản xuất vì Covid-19.