Tags:

COVID-19

(vasep.com.vn) Ngày 15/9/2022, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản (NAFIQAD) đã tổ chức Hội nghị “Phổ biến, cập nhật quy định, yêu cầu của một số thị trường nhập khẩu thủy sản trọng điểm”. Hội nghị đã cập nhật quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh khi XK vào các thị trường như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Braxin, Honduras, Panama, Đài Loan.

(vasep.com.vn) Chợ hải sản lớn nhất Thượng Hải, Jiangyang Seafood Market, cuối cùng đã mở cửa trở lại vào ngày 31 tháng 8 sau 5 tháng đóng cửa do các hạn chế liên quan đến COVID. 

(vasep.com.vn) Trung Quốc hy vọng các công ty thủy sản ở nước ngoài sẽ tránh bị các lệnh cấm nhập khẩu vì vi rút corona sau khi nước này đình chỉ thêm 3 công ty khác.

(vasep.com.vn) Tại Trung Quốc, ngư dân bị nghi ngờ bùng phát dịch omicron trên đảo Hải Nam

Thông tin từ VASEP cho thấy 5 tháng đầu năm ngành tôm có mức tăng trưởng rất khích lệ. Tôm thương phẩm tăng trên 10% và kim ngạch xuất khẩu tăng trên 40% so cùng kỳ năm 2021.

Theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu ổn định sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 4/2022 đạt hơn 442 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỷ USD, tăng 45% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tôm 4 tháng đầu năm nay đạt kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước đó.

(vasep.com.vn) Thượng viện Mỹ chấm dứt hy vọng của lĩnh vực nhà hàng về việc nhận thêm hỗ trợ tài chính để đối mặt với khó khăn về vận hành do Covid-19.

Hội thảo nhằm cung cấp, cập nhật thông tin về các biện pháp phi thuế quan theo các FTA thế hệ mới, dự báo về các biện pháp phi thuế quan trong thời gian tới đối với xuất khẩu nông sản, và tạo cơ hội để các đại biểu thảo luận, giải đáp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn thực thi các biện pháp này.

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2022 đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Trung Quốc thiết lập các biện pháp kiểm soát chống dịch Covid-19 tại một số thành phố lớn nhất, gây tổn hại cho nền kinh tế nước này, tạo thành nguy cơ lớn đối với lạm phát toàn cầu.

Từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến người chăn nuôi càng thêm khó khăn. Đặc biệt, trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tình hình tiêu thụ gặp khó khăn, người chăn nuôi đang điêu đứng. Đến thời điểm này, áp lực của giá xăng, dầu dẫn đến chi phí đầu vào tăng thêm nhiều khoản, “khó khăn chồng chất khó khăn”.

Số công nhân ở Đà Nẵng mắc COVID-19 liên tục tăng cao trong thời gian qua khiến các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp gặp khó khăn.

Hiện, Trung Quốc - một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Do đó, vấn đề lớn nhất là các doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ vệ sinh khử khuẩn nhất là khâu bốc dỡ để giảm thiểu các lô hàng có thể bị cảnh báo chỉ tiêu liên quan đến Covid-19.

Trung Quốc - thị trường nhập khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam - vẫn kiểm tra gắt gao các vấn đề liên quan tới COVID-19, trong đó có cá tra của Việt Nam và đã có cảnh báo với nhiều lô hàng.

(vasep.com.vn) Năm 2021 là một năm chật vật đối với các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam. Covid-19 đã tấn công vào từng nhà máy khiến cho cả hoạt động nuôi trồng, vận chuyển, XK đều gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, giá trị XK của cả năm vẫn đạt 1,61 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. “Cái khó, ló cái khôn”, khi XK cá tra sang một số thị trường lớn bị ách tắc do kiểm tra dịch bệnh, giãn cách xã hội thì các DN đã chuyển hướng thông minh sang một số thị trường tiềm năng.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Thuỷ Hải sản Minh Phú (MINH PHU SEAFOOD CORP) cho hay, việc áp dụng sản xuất “3 tại chỗ” khiến công suất hoạt động các nhà máy của Minh Phú tại Cà Mau, Hậu Giang sụt giảm mạnh, chỉ đạt 25% công suất. Nhưng nhờ công ty chuyển sang sản xuất tôm cỡ lớn nên sản lượng được cải thiện, đạt khoảng 50%. Công ty đang tăng tốc và kỳ vọng vào những đơn hàng cuối năm.

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính tới 15/12/2021, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu tôm cả năm 2021 sẽ đạt khoảng 3,88 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU tiếp tục ghi nhận các mức tăng trưởng tốt.

Năm 2021, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, ngành thủy sản chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng tốt trong hai quý đầu năm, đến quý III/2021 sản xuất, xuất khẩu thủy sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, với nỗ lực của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân, đến cuối năm 2021 ngành thủy sản vẫn đạt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu, đặc biệt là giữ vững những thị trường xuất khẩu chủ chốt...

Năm 2021 khép lại với hàng loạt khó khăn khó lường với những tác động trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế đất nước trong đó có ngành cá tra.