(vasep.com.vn) Nhu cầu surimi của Nhật Bản đang phục hồi với sự tăng trở lại lượng hàng tồn kho và sản lượng thành phẩm, theo dữ liệu ngành công nghiệp Nhật Bản.

(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi lớn nhất thế giới ở Mỹ và những người mua truyền thống ở Nhật Bản vẫn chưa thống nhất được về giá xuất khẩu trong năm tới sau khi vụ đánh bắt cá minh thái Alaska thứ nhất của năm 2024 bắt đầu ở Biển Bering. Các nguồn cuộc đàm phán về giá vụ A vẫn đang diễn ra, dự kiến ​​giá sẽ được chốt vào tháng 3 hoặc tháng 4 khi các nhà tiếp thị có thời gian đánh giá đầy đủ điều kiện thị trường.  

(vasep.com.vn) Năm 2023, XK chả cá và surimi của Việt Nam liên tục sụt giảm. Tính cả năm 2023, XK nhóm sản phẩm này đạt 300 triệu USD, giảm 28% so với năm 2022.

(vasep.com.vn) Chả cá kamaboko hấp là một sản phẩm hải sản được ưa chuộng quanh năm và cũng là một phần của các bữa tiệc năm mới tại  Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Chả cá kamaboko đang phải vật lộn để duy trì hoạt động kinh doanh.

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nghề cá Bắc Thái Bình Dương vừa đưa ra quyết định giữ nguyên hạn ngạch cá minh thái Alaska cho năm 2024 bất chấp những kêu gọi tăng sản lượng đánh bắt.

(vasep.com.vn) Mỹ xuất khẩu 24.053 tấn cá minh thái Alaska, trị giá 68 triệu USD trong tháng 10/2023, tăng 22% về khối lượng và 13% về giá trị, theo số liệu của Cơ quan Quản Lý Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ (NOAA).

(vasep.com.vn) Trận động đất mạnh 7,6 độ richter xảy ra vào ngay ngày đầu tiên của năm 2024 tại khu vực dọc theo bờ biển Nhật Bản đã làm gián đoạn hoạt động khai thác và sản xuất hải sản ở một số khu vực.

(vasep.com.vn) Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu (XK) ngành hàng chả cá và surimi của Việt Nam ước đạt 303 triệu USD, giảm 27% so với năm 2022. Trong 5 năm qua, mỗi năm ngành chả cá và surimi của Việt Nam thu về từ 300-420 triệu USD, bao gồm cả surimi cá biển và surimi cá tra, chiếm 4%-5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Năm 2023, xuất khẩu rong biển của Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục hơn 1 nghìn tỷ won (770 triệu USD).

Theo các doanh nghiệp thuỷ sản, nếu giải quyết được vấn đề quy trình bảo quản cá đánh bắt, nước thải môi trường và nguồn nhân công tay nghề cao thì ngành surimi và bột cá sẽ sớm gia nhập vào câu lạc bộ tỉ USD trong tương lai gần.

Surimi (thịt cá xay) và bột cá là hai sản phẩm còn nhiều dư địa để tăng trưởng và có khả năng đóng góp đáng kể vào giá trị ngành chế biến, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thời gian tới. Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội nghị Ngành surimi và bột cá - Thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp surimi và bột cá, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 22/12.

Ngày 22-12, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Hội nghị ngành Surimi và Bột cá - Thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp Surimi và Bột cá VASEP" nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm.

Năm 2022, xuất khẩu surimi Việt Nam đạt 414 triệu USD sang hơn 40 thị trường trên thế giới với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp surimi trên toàn quốc.

Trong 5 năm qua, mỗi năm Việt Nam thu về 300 - 420 triệu USD từ sản phẩm surimi, xuất khẩu bột cá xấp xỉ 200 triệu USD và đang hướng đến mốc 1 tỉ USD trong tương lai gần.

Một xu hướng tích cực và phù hợp trong các năm gần đây là sự gia tăng số lượng & hoạt động đóng góp của các doanh nghiệp SX-XK Surimi và các DN sản xuất, KD-XK bột cá. Đây là một nhóm ngành trong chuỗi kinh tế tuần hoàn của thủy sản, không chỉ tạo công ăn việc làm cho nông, ngư dân và người dân tại các địa phương, mà còn đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế thủy sản và chăn nuôi nói chung.