Bộ Luật Lao động cần chú ý đến nhu cầu chính đáng của nhiều người lao động

Không thể phủ nhận được mong ước xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ, trong đó tồn tại các quan hệ lao động hài hòa, ổn định là “khát vọng” chính đáng của mọi người trong xã hội Việt Nam (bất kể đó là ai, người lao động hay chủ doanh nghiệp…). Đó cũng là điều mà các đại biểu Quốc hội quan tâm và luôn đề cập trong mọi kỳ họp cũng như trong quá trình xây dựng Bộ luật lao động từ trước đến nay.

Nhưng đây là “khát vọng ở thời tương lai”, là mục tiêu để Việt Nam phấn đấu. Còn hiện tại, chúng ta phải xây dựng Bộ luật lao động phù hợp với thực tiễn khách quan, đảm bảo tính khả thi của BLLĐ mới.

Vì lẽ đó cần xem xét lại một số quy định mới trong Dự thảo BLLĐ lần này liệu có phù hợp với thực trạng nền kinh tế của Việt Nam, phù hợp với trình độ phát triển của quan hệ lao động và đặc biệt là có thực sự phù hợp với đặc điểm của lao động Việt Nam hay không? Và liệu Bộ luật lao động mới có tạo điều kiện để kinh tế Việt Nam tăng trưởng, hay sẽ có thể kéo lùi sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ nhất, năng suất lao động của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới đang ở thứ hạng thấp

Cần thẳng thắn nhìn vào những con số “biết nói” về năng suất lao động (NSLĐ) bình quân của NLĐ Việt Nam hiện tại đang ở vị trí nào trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?

Khi tính theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD, chỉ bằng 7,2% của Singapore; 18,4% của Malaysia; 36,2% của Thái Lan; 43% của Indonesia và bằng 55% của Philippines  .

Mặt khác, để phù hợp với các quy định của Dự thảo BLLĐ mới thì NSLĐ của NLĐ phải gia tăng để bù đắp cho các chi phí về tiền lương làm thêm, bảo hiểm xã hội gia tăng. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam hiện nay thì đó là điều mà NLĐ Việt Nam chưa thể làm được.

Như vậy, sẽ là không hợp lý khi NSLĐ của người lao động Việt Nam không tăng, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia khác nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại phải chịu gánh nặng gia tăng về chi phí cho sức lao động.

Điều này sẽ kéo theo lợi nhuận của doanh nghiệp bị sụt giảm mà nguyên nhân cơ bản không phải thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp. Nguyên nhân nằm ở năng suất lao động của NLĐ không tăng, nhưng doanh nghiệp phải tăng chi phí cho NLĐ do các quy định bất cập của Dự thảo BLLĐ mới.

Thứ hai, người lao động tại Việt Nam còn có ý thức kỷ luật lao động kém

Tại nhiều doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp đang sử dụng nhiều lao động giản đơn; tình trạng NLĐ tùy tiện nghỉ ốm, nghỉ không lương, nghỉ phép… diễn ra rất phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền sản xuất, khiến cho hoạt động quản lý sản xuất không đạt hiệu quả. Nếu giả định Dự thảo BLLĐ mới có hiệu lực và tạo điều kiện cho NLĐ được giảm giờ làm, hạn chế thời gian làm thêm thì với ý thức kỷ luật vốn dĩ kém như hiện nay của nhiều NLĐ ở các vùng nông thôn, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo sản lượng “đầu ra” và đáp ứng tiến độ của các đơn hàng.

Đơn cử như tại các Nhà máy của Tập đoàn Samsung Việt Nam, ước tính số giờ bị giảm trong một năm nếu theo cách tính của Phương án 2 Điều 107 Dự thảo là: 208 giờ (4 giờ/tuần x 52 tuần  = 208 giờ), tương ứng doanh nghiệp bị giảm mất 26 ngày công trong tháng, 1 năm chỉ làm việc 11 tháng. Với khối lượng thời gian bị giảm như vậy, trên thực tế ý thức kỷ luật của NLĐ lại rất kém. Cụ thể qua bảng thống kê sau:

Ngày trong năm

Số ngày nghỉ trong năm của 1 người lao động

Ngày làm việc

Nghỉ lễ

Nghỉ phép

Nghỉ ốm hưởng BHXH

Nghỉ hàng tuần

Nghỉ giảm giờ làm 4 tiếng/tuần

 

365

10

12

30

52

26

156

209

 

 

 

 

 

208 giờ/năm

43%

57%

Có thể thấy, thời gian nghỉ chiếm 43% số ngày trong năm, số ngày làm việc của người lao động chỉ chiếm 57%.

Mặt khác, tỷ lệ đóng BHXH hiện nay tại Việt Nam (NSDLĐ 21,5%; NLĐ 10,5%) đã cao hơn so với rất nhiều quốc gia khác như: Thái Lan (NSDLĐ 5%; NLĐ 5%), Philippines (NSDLĐ 7.37%; NLĐ 3.63%), Indonesia (NSDLĐ 4.24%-5.74%; NLĐ 2%), Ấn Độ (NSDLĐ 10.5%-12.5%; NLĐ 10-12%),… và tương lai sẽ có chiều hướng tăng lên, còn năng suất lao động và ý thức kỷ luật của NLĐ thì không được cải thiện dẫn đến sản phẩm đầu ra không đảm bảo số lượng, doanh nghiệp bị thua lỗ phải thu hẹp sản xuất, nghiêm trọng hơn phải "đóng cửa".

Thứ ba, khi sửa đổi, bổ sung Dự thảo BLLĐ cần chú ý đến những nhu cầu chính đáng và thực tế của nhiều người lao động

Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của một số chuyên gia đã chỉ ra rằng trước khi tính đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe người lao động, cần tính đến nhu cầu thật của nhiều người lao động là họ “cần tiền” để lo cho bản thân, cho con cái, cho gia đình họ.

Thực tế hiện nay, hầu hết người lao động đều sẵn sàng, thậm chí tự nguyện viết đơn xin làm thêm. Như vậy, nhu cầu mong muốn làm thêm giờ của NLĐ là điều hoàn toàn tự nguyện và chính đáng.

Nếu giảm giờ làm việc bình thường, giới hạn giờ làm thêm trong một số ngành nghề theo Dự thảo BLLĐ mới sẽ làm cản trở mong muốn chính đáng của NLĐ.

Chính vì thế, các quy định tại Dự thảo BLLĐ mới cần được xem xét sửa đổi theo hướng phù hợp với hiện thực khách quan, đặc biệt là thực trạng nguồn nhân lực và chất lượng sức lao động Việt Nam (như thái độ, ý thức và năng suất lao động của người lao động Việt Nam…)

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên đề
  • Trang chủ - Right- BOTTOM
  • Trang chủ - Right - BOTTOM