Greenpeace Châu Phi kêu gọi các quốc gia Tây Phi tăng cường giám sát đánh bắt IUU

(vasep.com.vn) Tổ chức Hòa bình Xanh Châu Phi (Greenpeace Africa) đang kêu gọi các chính phủ Tây Phi tăng cường giám sát các đại dương trong khu vực và bảo vệ nghề cá trước mọi hình thức đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Vùng ven biển của Tây Phi có ngư trường giàu có, là nguồn thu nhập và cung cấp dinh dưỡng cho người dân địa phương. Do đánh bắt IUU, các vùng ven biển này đang ngày càng cạn kiệt và gây ra hậu quả cho  người dân và sinh kế của họ.

Tây Phi đã ghi nhận hơn 40% các trường hợp đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) bằng tàu công nghiệp trong giai đoạn 2012-2022. Khu vực này đang thiệt hại ít nhất 9,4 tỷ USD mỗi năm.

Hiện nay, hầu hết nguồn cá trong khu vực đã bị khai thác quá mức. Sự hiện diện của các tàu nước ngoài làm cho điều này trở nên tồi tệ hơn và đe dọa sinh kế của người dân cũng như khả năng tiếp cận thực phẩm của họ. Ngư dân ngày càng trở nên mắc nợ và dễ bị tổn thương về mặt xã hội vì những đối thủ cạnh tranh này. Tổ chức cho rằng các quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích hơn nếu họ đầu tư vào việc quản lý bền vững các vùng biển của mình.

Chú thích ảnh

Tổ chức yêu cầu các chính phủ phải hợp tác để ngăn chặn mọi hình thức đánh bắt IUU.

Tổ chức yêu cầu các chính phủ phải hợp tác để ngăn chặn mọi hình thức đánh bắt IUU. Để hướng tới mục tiêu này, phải tăng tính minh bạch trong ngành thủy sản, giảm tình trạng đánh bắt quá mức và tăng cường giám sát các vùng biển. Thực hiện tốt các biện pháp quản trị sẽ ngăn chặn sự cạn kiệt nguồn cá, suy thoái môi trường sống biển và phá hủy toàn bộ hệ sinh thái quan trọng đối với nền kinh tế và chủ quyền lương thực của khu vực.

Vào tháng 11/2022, bốn quốc gia châu Phi, Ăng-gô-la, Eritrea, Ma-rốc và Nigeria đã ký Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) để liên kết với 100 quốc gia trên toàn cầu chống lại hoạt động khai thác IUU.

Thông qua việc thực hiện PSMA, 100 quốc gia cùng với 4 quốc gia châu Phi sẽ có thể chia sẻ thông tin với các quốc gia liên quan và các bên liên quan khác cùng với FAO về các quyết định đối với các tàu đánh cá treo cờ nước ngoài, bao gồm cả các báo cáo kiểm tra và các tàu không có giấy phép.

Ngoài ra, nhiều quốc gia đã phát triển có lực lượng an ninh hàng hải và đề ra một số quy tắc nghiêm ngặt. Để giảm số lượng các tàu bất hợp pháp, các phương tiện được cấp phép, dù là quốc gia hay quốc tế, đều cần tuân thủ các hạn ngạch đánh bắt nhất định và tránh xa các khu vực được bảo vệ. Một số quy tắc bao gồm cấm sử dụng lưới đánh cá dài cũng như lưới có mắt nhỏ. Chính phủ cũng cần đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên thực thi; tiếp tục kiểm tra các thủ tục điều tra đang diễn ra, kiểm tra nguồn cá và nâng cao nhận thức của người dân để thực hiện các hoạt động khai thác bền vững.

Ngành thủy sản có tầm quan trọng chiến lược đối với Tây Phi. Giám sát hiệu quả nghề cá Tây Phi sẽ giúp bảo vệ an ninh lương thực và ổn định kinh tế xã hội khu vực. 

Thùy Linh (Theo seafoodsource) 

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục