Công văn số 77/2012/CV-VASEP: Kiến nghị với Bộ NNPTNT về việc đấu tranh quốc tế đối với vấn đề kiểm soát Ethoxyquin khi XK vào Nhật Bản

77/2012/CV-VASEP
12/07/2012
24/07/2012 8:16:41 SA
VASEP
Ngày 12/7/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn số 77/2012/CV-VASEP gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT kiến nghị về việc đấu tranh quốc tế đối với vấn đề kiểm soát Ethoxyquin khi XK vào Nhật Bản.

Trong 2 năm gần đây, Cơ quan thẩm quyền (CQTQ) của Nhật Bản đang tăng cường kiểm soát và cảnh báo kháng sinh đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Năm 2010 tăng cường kiểm Trifluralin và năm 2011 tiếp tục tăng cường kiểm Enrofloxacin trong tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức dư lượng cho phép thấp hơn 10 lần so với EU. Các Doanh nghiệp (DN) tôm Việt Nam đã chịu nhiều thiệt hại và khó khăn trong hai năm qua.

Sang năm 2012, CQTQ Nhật Bản tiếp tục kiểm soát chất Ethoxyquin đối với riêng tôm Việt Nam (không kiểm chất này đối với tôm Thái Lan, Indonesia...). Từ ngày 18/05/2012, CQTQ Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb). Trong khi Ethoxyquin không phải là chất kháng sinh gây nguy hại, được dùng rộng rãi làm chất chống oxy hóa trong sản phẩm bột cá – thành phần chính của thức ăn chăn nuôi. Các nước phát triển và cả Nhật Bản đều cho dùng trong bột cá với mức cho phép từ 75 – 150ppm. Việc Nhật Bản áp mức kiểm Ethoxyquin trong thành phẩm tôm ở mức thấp 10ppb cũng hoàn toàn không dựa vào quy định hay dữ liệu nào của Nhật Bản.

Đến ngày 11/07/2012, Nhật Bản tiếp tục phát hiện chất Ethoxyquin trong lô tôm nhập khẩu của Công ty CP Chế biến Thủy sản Út Xi (Sóc Trăng) và đã áp dụng kiểm 100% lô tôm nhập khẩu từ Công ty Út Xi và duy trì 30% lô tôm từ các DN Việt Nam khác. Nếu tiếp tục có DN bị kiểm 100% nữa thì có thể Nhật Bản sẽ tiến hành kiểm 100% đối với cả Việt Nam. Như vậy, tôm Việt Nam sẽ khó có thể nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản được nữa.

Có thể thấy rằng, vấn đề Nhật Bản sử dụng các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm quá ngặt đối với Tôm nhập khẩu từ Việt Nam thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ sinh và Vệ sinh Thực vật (tiếng Anh là "Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures. - Hiệp định ASPM). Điều 2 của Hiệp định quy định rằng: Các thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật chỉ được áp dụng ở mực độ cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và cuộc sống của con người, động, thực vật, và phải dựa trên các nguyên tắc khoa học và không thể được áp dụng mà không có các bằng chứng khoa học đầy đủ...".  Đây là nguyên tắc cơ bản của Hiệp định ASPM nhằm đảm bảo các thành viên không sử dụng các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm làm rào cản thị trường.

Trên thực tế, WTO đã có khá nhiều vụ kiện về vấn đề này, ví dụ như vụ kiện giữa EU và Mỹ về thực phẩm biến đổi gien, và gần đây là vụ kiện giữa Mỹ đối với Ấn độ về tiêu chuẩm vệ sinh, ATTP áp dụng đối với thịt gia cầm nhập khẩu.

Như vậy, đối với trường hợp Nhật Bản áp dụng các biện pháp quá nghiêm ngặt đối với tôm nhập từ VN (cao hơn so với FAO, so với tiêu chuẩm áp dụng cho tôm sản xuất nội địa hoặc nhập từ nước khác), thì ít nhất về lý thuyết cũng có cơ sở để khởi kiện.

Hiện nay, thị trường Nhật là thị trường chính của tôm Việt Nam, nhưng các DN không dám xuất khẩu sang. Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản và tránh gây thiệt hại cho các DN xuất khẩu tôm, Hiệp hội VASEP kính đề nghị Bộ trưởng:

1. Có các hoạt động khẩn cấp cần thiết để tăng cường các hoạt động ngoại giao, đấu tranh quốc tế để Nhật Bản điều chỉnh lại giới hạn cho phép đối với chất Ethoxyquin từ 10ppb lên 100ppb.

2. Có ý kiến và truyền đạt nội dung kiến nghị này tới Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh trong khuôn khổ Phiên họp Việt - Nhật sắp tới trong tháng 7/2012.

3. Trong trường hợp cần thiết, kính đề nghị Bộ trưởng kịp thời xem xét các qui định, nếu đủ điều kiện, tiến hành kiện Nhật Bản ra WTO về SPS vì thực tế chỉ tiêu của Nhật Bản cao hơn thỏa thuận SPS trong trường hợp Nhật Bản vần không thay đổi qui định trên.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
147/CV-VASEP 16/12/2024 Công văn Công văn 147/CV-VASEP: Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến kế hoach hoạt động năm 2025
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 06/12/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: phản hồi văn bản số 7049/BYT-PC ngày 13/11/2024 của Bộ Y tế và tiếp tục góp ý, kiến nghị sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP
145/CV-VASEP 04/12/2024 Công văn Công văn 145/CV-VASEP: báo cáo các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản
130/HĐTV 27/11/2024 Công văn Công văn số 130/HĐTV: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2437/TS-KTTS 25/11/2024 Công văn Công văn 2437/TS-KTTS: tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC
8369/VPCP-NN 14/11/2024 Công văn Công văn 8369/VPCP-NN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
12433/BTC-TC 14/11/2024 Công văn Công văn 12433/BTC-TCT: xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính
127/CV-VASEP 15/11/2024 Công văn Công văn 127/CV-VASEP: thông tin về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, TTHC thuộc lĩnh vực giao thông vận tải